HÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ bảy, ngày 29/9/2012
TTXVN (Prêtôria 25/9)
(bài viết của Viện Nghiên cứu châu phi)
Trong thập kỷ qua, quan hệ thương mại, đầu tư giữa Trung Quốc và châu Phi đã phát triển mạnh mẽ, mang lại cả cơ hội và thách thức cho người dân châu Phi. Giá trị thương mại của Trung Quốc với các nước thuộc khu vực Nam sa mạc Xahara của châu Phi đã tăng từ 15 tỷ USD năm 2003 lên 100 tỷ USD vào năm 2010. Trung Quốc trở thành đối tác chiến lược của châu Phi vì tìm thấy ở đây nguồn tài nguyên thiên nhiên và thị trường tiêu thụ các hàng hóa của Trung Quốc, giúp nền kinh tế của Trung Quốc tăng trưởng. Tuy nhiên, về mặt tiêu cực, Trung quốc cũng có những ảnh hưởng rất lớn đến bối cảnh kinh tế và chính trị của châu Phi.
Quy mô và mức độ can dự của Trung Quốc đối với châu Phi có thể trở thành một trong những động lực phát triển lớn nhất cho khu vực này trong một vài thập kỷ gần đây. Nhưng những lợi ích đối với sự tăng trưởng của các quốc gia châu Phi và triển vọng can dự của Trung Quốc đang phải trả một cái giá không nhỏ.
Khi quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc và châu Phi phát triển dựa trên vấn đề nguyên liệu thô thì nền công nghiệp vải sợi của châu Phi không thể tồn tại trong mối quan hệ không bình đẳng giữa hai nền kinh tế. Trong lĩnh vực công nghiệp, nó được gắn vào “cuộc chiến may mặc toàn cầu”. Việc một lượng lớn hàng may mặc giá rẻ của Trung Quốc tràn ngập châu Phi đã gây ảnh hưởng xấu đến nền công nghiệp may mặc của châu lục này. Các doanh nghiệp sản suất hàng may mặc châu Phi rất khó cạnh tranh với các sản phẩm may mặc giá rẻ của Trung Quốc rất hấp dẫn với người thu nhập thấp. Rút cục, nhiều doanh nghiệp châu Phi phải đóng cửa sản xuất hoặc sa thải bớt nhân công. Nhiều bài báo gần đây đã đề cập đến những căng thẳng phát sinh từ vấn đề một số lượng lớn hàng may mặc nhập khẩu giá rẻ của Trung Quốc tại các nước Kênia, Nigiêria và Nam Phi. Bài phân tích này chỉ đưa ra những đánh giá về nguyên nhân dẫn đến sự khó khăn của ngành công nghiệp may mặc tại các nước châu Phi và đề suất một số giải pháp khả thi để cứu vớt ngành công nghiệp rất cần cho sự phát triển của nền kinh tế châu Phi.
Khủng hoảng
Sự phát triển về khoa học công nghệ và vốn đầu tư của châu Phi là rất thấp so với các nước phát triển, vì vậy ngành công nghiệp ở đây cần nhiều sức lao động trong bối cảnh năng suất lao động thấp và hệ thốn phân phối sản phẩm còn nhiều hạn chế, chưa theo kịp yêu cầu phát triển thị trường hiện nay. Trong những năm qua, ngành công nghiệp này chưa có khả năng tự điều chỉnh để đối phó với những thách thức từ hàng may mặc của Trung Quốc.
Ngành may mặc của châu phi phụ thuộc rất lớn vào đạo luật cơ hội và phát triển châu phi (AGOA), một đạo luật của Mỹ dành cho các quốc gia vùng Nam sa mạc Shahara châu Phi, được hưởng ưu đãi khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ. AGOA nhằm thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm của châu Phi trong giai đoạn cuối những năm 1990 và đầu năm 2000. Theo đó các công ty may mặc châu Á mà trong đó vốn của Trung Quốc chiếm phần chính, đang hoạt động tại các quốc gia châu Phi như Lêxôthô, Nam Phi, Xoadilen, Nigiêria, Gana, Moritari, Dămbia và Kênia, xẽ được hưởng lợi từ việc miễn thuế nhập khẩu vào thị trường Mỹ. Hàng may mặc từ các quốc gia Nam Sahara tăng đáng kể trong giai đoạn này. Tuy nhiên, việc gia tăng các doanh nghiệp may mặc Trung Quốc đã đẩy nhiều doanh nghiệp địa phương vào tình trạng phá sản vì không thể cạnh với các sản phẩm giá rẻ và công nghệ tốt hơn. Hơn nữa, khi AGOA hết hiệu lực vào tháng 9/2007, các doanh nghiệp Trung Quốc sau khi đã khai thác các lợi thế của AGOA đã giảm sản xuất, dẫn đến sụt giảm doanh số và thất nghiệp rất lớn, minh chững bằng sự duy giảm xuất khẩu hàng may mặc vào thị trường Mỹ. Hậu quả từ việc giảm đột ngột đầu tư vào các nước châu Phi trong lĩnh vực may mặc của Trung Quốc đến nay vẫn còn tồn tại.
Nguyên nhân của sự căng thẳng
Sự ảnh hưởng to lớn của Trung Quốc và ngành công nghiệp của nước này tại châu Phi đã làm cho các nhà sản xuất địa phương từ bỏ ý định tìm cách để cạnh tranh. Điều này cũng ngăn cản sự phát triển của các doanh nghiệp địa phương trong việc thúc đẩy tăng trưởng. Theo các nhà phân tích, ảnh hưởng của hàng hóa nhập khẩu giá rẻ từ Trung Quốc đã làm cho các nhà sản xuất châu Phi không thể cạnh tranh cả thị trường nội địa và thị trường suất khẩu vì vấn đề giá cả, tiếp thị, năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, Trung Quốc còn trở thành quốc gia đe dọa rất lớn đến nền công nghiệp châu Phi không chỉ trong ngành may mặc mà còn với hàng hóa nông nghiệp khác.
Hiện nay, châu Phi đang có nhu cầu rất lớn về hàng may mặc giá rẻ xuất khẩu của Trung Quốc do điều kiện khó khăn của người dân ở nhiều nơi của châu lục đen. Chính điều này làm cho các nước châu Phi dễ chấp nhận hàng hóa giá rẻ của Trung Quốc, tạo ra thị trường rộng lớn cho loại hàng hóa này.
Cùng với vấn đề nhập khẩu hàng may mặc, châu Phi cũng mất đi việc làm và thu nhập cho Trung Quốc. Vấn đề thất nghiệp trong ngành công nghiệp may mặc châu Phi đã làm cho nạn thất nghiệp tại châu lục đen thêm trầm trọng. Hậu quả là việc phát triển may mặc giữa Trung Quốc và châu Phi trở nên bất bình đẳng, với sự thống trị của Trung Quốc trên lĩnh vực này.
Sự tràn ngập hàng may mặc giá rẻ của Trung Quốc ở châu Phi làm nhiều doanh nghiệp châu Phi phá sản, gây ra hậu quả nặng nề cho ngành công nghiệp địa phương, dẫn đến tình trạng nhiều quốc gia như Lêxôthô, Xoadilen, Uganđa, Kênia, Nam Phi, Dămbia và Marốc. Ước tính có khoảng 250.000 việc làm và 37% giá trị hàng may mặc đã bị mất, trong khi đó thị phần nhập khẩu hàng may mặc Trung Quốc tại châu phi tăng từ 16% năm 1996 lên 60% năm 2008. Trong 6 năm qua, riêng khu vực Nam châu Phi, ngành công nghiệp dệt may đã mất 69.000 việc làm. Công đoàn các nước này đã tiến hành một chiến dịch vận động để ngăn chặn việc gia tăng tình trạng thất nghiệp. Vấn đề thất nghiệp đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho kinh tế và xã hội, đặc biệt là những người sống phụ thuộc. Tuy nhiên ngoài những tác động tiêu cực, cũng phải nhận thức rằng hàng hóa rẻ của Trung Quốc đã đáp ứng được một phần nào thị trường dành cho người tiêu dùng có thu nhập thấp. Hơn nữa, một số việc làm cũng được tạo ra từ lĩnh vực bán lẻ, bù đắp lại một phần mất mát của ngành công nghiệp may mặc.
Trong khi lĩnh vực bán lẻ có thể được hưởng lợi từ một số trường hợp thì rất nhiều nhà sản xuất châu Phi không thể bán sản phẩm thấp hơn các sản phẩm Trung Quốc và không thể cạnh tranh với các công ty Trung Quốc ngay trên chính thị trường của mình. Ngoài ra, những hoa kiều kinh doanh hàng may mặc còn làm cho tình trạng thêm căng thẳng khi cạnh tranh quyết liệt với các nhà bán lẻ địa phương. Và kết quả dẫn đến là nhu cầu hàng hóa Trung Quốc tăng cao đã làm mất uy tín các sản phẩm nội địa của các nước châu Phi. Thậm chi, cả các sản phẩm xuất khẩu truyền thống của châu Phi cũng khó cạnh tranh nổi với sự chiếm lĩnh của quần áo Trung Quốc trong ngành công nghiệp may mặc. Điển hình là một số thị trường xuất khẩu của châu Phi, trong đó có Mỹ, đã sụt giảm do thị hiếu lựa chọn đối với các sản phẩm rẻ hơn của Trung Quốc. Điều này làm làm cho các nhà sản xuất quần áo châu Phi mất đi nhiều thị trường xuất khẩu. theo ước tính, giá trị hàng hóa may mặc trên toàn cầu hiện nay khoảng 400 tỷ USD và sẽ tăng khoảng 25% vào năm 2020.
Không nghi ngờ gì về sự mất cân đối trong quan hệ thương mại giữa châu Phi và Trung Quốc khi giá trị xuất khẩu của Trung Quốc lớn hơn rất nhiều so với giá trị nhập khẩu từ châu lục đen. Điều này sẽ làm cho châu Phi rơi vào tình trạng thâm hụt mậu dịch. Trong khi hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp Trung Quốc có thể kích thích phát triển ở mức độ nào đó thì sự hiện diện của họ cũng làm nảy sinh tâm lý oán giận trong người địa phương.
Chi Phí nhân công ở châu Phi tương đối cao hơn so với Trung Quốc và quy định của thị trường lao động. Các điều kiện lao động không đảm bảo trong các doanh nghiệp sản xuất quần áo của Trung Quốc đã gây ra những căng thẳng như các doanh nghiệp sản xuất tại tỉnh Kwazulu Natal, Nam Phi đã bị chỉ trích vì không đáp ứng mức lương tối thiểu theo quy định và điều kiện làm việc. Hiện nay, một số tổ chức công đoàn cũng hoạt động mạnh mẽ, như ở Nam Phi. Các tổ chức công đoàn thường làm cho vấn đề trong các doanh nghiệp may mặc Trung Quốc thêm căng thẳng nhằm “bảo vệ” người lao động.
Sự gia tăng các sản phẩm vải in họa tiết châu Phi do Trung Quốc sản xuất đã làm mối quan hệ Trung Quốc và châu Phi thêm căng thẳng. Đây là vấn đề đã được phân chia thị trường cho các nhà sản xuất châu Phi được hưởng và chiếm lĩnh việc sản xuất sản phẩm này nhằm đáp ứng không chỉ thị trường châu lục mà ở các quốc gia phương Tây. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng nhảy vào đang cạnh tranh rất quyết liệt. Các sản phẩm này được sản xuất tại Trung Quốc được cho như là sự sỉ nhục đối với người dân và các nhà sản xuất châu Phi, những người cảm thấy mình có quyền cho các doanh nghiệp của mình được sản xuất, nhằm bảo tồn các di sản văn hóa châu Phi.
Tuy nhiên không nên quy kết cuộc khủng hoảng ngành may mặc cho Trung Quốc khi nước này có chiến dịch đầu tư để tận dụng lợi thế cạnh tranh về lao động giá rẻ và công nghệ tiên tiến. Trong khi đó, châu Phi lại không thể bắt kịp được cuộc cạnh tranh ngày càng quyết liệt trên thị trường may mặc thế giới. Sự phụ thuộc quá mức vào những ưu đãi của AGOA đã làm cho châu Phi bỏ qua các thị trường chưa khai thác như Nam Mỹ. Sự thiếu đầu tư về vốn, công nghệ và xây dựng liên kết trong nội địa đã tạo ra những khó khăn trong nền công nghiệp may mặc châu Phi như hiện tại. Các biện pháp bảo hộ thương mại đã không còn khả năng giữ được việc làm và sự tồn tại cho các doanh nghiệp châu Phi vì hoạt động kém hiệu quả và thiếu cạnh tranh. Điều này gây ra những bất lợi cho phát triển kinh tế của châu Phi hơn cả những dự báo trước đó.
Những giải pháp khả thi
Theo các chuyên gia phân tích, “chính sách đối ngoại của người châu Phi phải dành cho người châu Phi và phải ưu tiên cho những nhu cầu của người châu Phi trước tiên, phải xem xét những tác động dài hạn của chính sách đối ngoại với tất cả người châu Phi. Sự phát triển và thịnh vượng của châu Phi nên đúng theo ý tưởng của người dân châu Phi”. Đây là điều thật không đúng khi đề cập đến ngành công nghiệp may mặc tại lục địa này. Tuy nhiên nhiều người dân châu Phi có thể yêu thích quần áo giá rẻ của Trung Quốc, nhưng việc coi trọng nhập khẩu loại hàng này hơn là hỗ trợ cho các nhà sản xuất trong nước chẳng khác nào làm nguy hại đến nền kinh tế của châu lục, đe dọa đến sự phát triển của ngành công nghiệp dệt may châu Phi. Những lợi ích ngắn hạn nhưng gây ra hậu quả khốc liệt lâu dài đang rất khó khắp phục.
Đối với sự thiếu cạnh tranh của các sản phẩm may mặc châu Phi, lục địa này phải nông cao nhận thức và kỹ năng trong lĩnh vực dệt may nếu như muốn chiến thắng trong cạnh tranh. Tình trạng thiếu hụt về kỹ năng này ngày càng trầm trọng bởi nhận thức của nhiều sinh viên đại học khi cho rằng công nghiệp may là ngành không còn hấp dẫn và nên tránh tham gia trong kinh doanh quốc tế. Vì vậy, việc đào tạo nghề và phát triển kỹ năng cần được thực hiện tại nhà máy, trường dạy nghề, trường đại học. Ngoài ra, cần tăng cường đầu tư dây chuyền sản xuất hiện đại để nâng năng xuất lao động và chất lượng sản phẩm, tạo điều kiện cho ngành công nghiệp may mặc hoạt động có hiệu quả về kinh tế và kỹ thuật. Bằng việc triển khai những việc này, ngành sản xuất dệt may châu Phi sẽ cung cấp nhiều lựa chọn để xuất khẩu và nâng cao chuỗi giá trị của châu Phi trong hàng hóa sản xuất. Hơn nữa, lợi thế của các ngành nguyên liệu thô phải được tận dụng để phát triển các giá trị thích hợp với một chuỗi cung ứng bao gồm từ nông nghiệp, sản xuất sợi, dệt may, thiết kế và sản xuất quần áo. Thay vì các biện pháp đơn thuần là bảo hộ thương mại, chính phủ các nước châu Phi nên xem xét việc trợ giá và khuyến khích ngành công nghiệp dệt may phát triển. Đây là một chính sách đã thành công ở Trung Quốc khi giúp cho các nhà sản xuất ở nước này giảm chi phi sản xuất về mức rất thấp. Chẳng hạn, các hỗ trợ của chính phủ sẽ giúp cho việc giảm hoặc miễn thuế đối với các thiết bị sản xuất hàng may mặc. Những lợi ích này sẽ đến với người tiêu dung qua các sản phẩm có chất lượng với giá cả phải chăng. chính phủ các nước châu Phi nên thúc đẩy tự do thương mại hơn là thực hiện các biện pháp bảo hộ khuyến khích các doanh nghiệp trong nước tham gia thị trường may mặc toàn cầu bằng việc nâng cao khả năng cạnh tranh thích hợp.
Hợp tác thông qua các dự án với các công ty Trung Quốc có thể nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập trong khu vực và toàn cầu của các doanh nghiệp châu Phi. Thông qua dòng chảy đầu tư từ Trung Quốc, châu Phi có thể có thể gặt hái được những lợi ích từ việc chiển giao công nghệ, chuyên gia để nâng cao năng suất và tạo việc làm. Minh chứng điển hình cho thành công là phát triển các dự án dệt may triển khai ở Gana và Kênia. Các dự án ở đây đã thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm bán thành phẩm và thành phẩm, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp địa phương hội nhập với cấu trúc thương mại khu vực và toàn cầu. Để ngành công nghiệp dệt may phát triển thì việc hợp tác với Trung Quốc là điều không thể tránh được. Tuy nhiên khi các doanh nghiệp Trung Quốc có quyền sở hữu và kiểm soát cổ phần thì những lợi nhuận bất bình đẳng có thể khuyến khích việc bóc lột.
Chính phủ và các doanh ghiệp tư nhân phải phối hợp để tiến hành chiến dịch khuyến khích việc tiêu thụ sản phẩm may mặc được sản xuất và mang nhãn hiệu châu Phi. Vĩ dụ, chương trình “tự hào người châu Phi”, một chiến dịch đã giúp người tiêu dùng phân biệt giữa hàng hóa sản xuất trong, ngoài nước và khuyến khích mọi người ủng hộ hàng hóa nội địa. Hiệp hội công nghiệp dệt may châu Phi đã tổ chức hội chợ thương mại vào tháng 4/2012, giới thiệu cho người tiêu dùng thế giới về hàng may mặc châu Phi. Đây được coi như một chương trình xúc tiến thương mại mới cho ngành dệt may châu Phi. Nhiều doanh nghiệp dệt may nên thúc đẩy quan hệ chặt chẽ với các đại lý phân phối bằng việc “đáp ứng tốt các yêu cầu, cung cấp hàng đều đặn và rút ngắn thời gian sản xuất sản phẩm”.
Ánh sáng hy vọng
Châu Phi đang trong giai đoạn phát triển và động lực này sẽ tiếp tục trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang suy thoái. Quan hệ thương mại và đầu tư khá lớn giữa châu Phi và Trung Quốc ở mức độ nào đó giúp nền kinh tế lục địa đen hồi phục. Báo cáo của quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) giai đoạn 2012 – 2013 đã xếp khu vực nam sa mạc Sahara nằm trong số những khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới, với dự đoán GDP khoảng 5,4% trong năm 2012 và 5,3% vào năm 2013. Đây là giai đoạn tốt cho châu Phi tăng đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, trong đó có lĩnh vực may mặc nhằm tận dụng lợi thế đáng kể của nguồn nguyên liệu thô phong phú. Hơn nữa, ngành công nghiệp may mặc cần nhiều lao động nên có thể giúp giảm đáng kể tình trạng thất nghiệp và đói nghèo đối với một trong những lục địa còn kém phát triển kinh tế nhất thế giới, nhất là những vùng nghèo đói với kỹ năng lao động thấp và ít triển vọng phát triển. Về lâu dài, khả năng cạnh tranh của châu Phi trong ngành công nghiệp dệt và sản xuất bông sẽ phát triển do giời hạn của Trung Quốc trong chi phí để sử dụng đất cho ngành công nghiệp bông vì hạn hán và quá trình đô thị hóa đang phát triển ở nước này.
Kết luận
Hiện nay, việc thống trị trong ngành công nghiệp may mặc Trung Quốc tại châu Phi vẫn sẽ tiếp tục, ít nhất trong giai đoạn ngắn hạn và trung hạn. Và thay đổi chính sách đối ngoại của Trung Quốc trong hơn hai thập kỷ qua sẽ là một trong những lý do chính để gia tăng sự can dự của quốc gia này đối với châu Phi. Trong khi bản chất và quy mô của sự thay đổi này vẫn đang còn bàn cái thì có thể Trung Quốc vẫn tiếp tục tìm kiếm một vai trò tích cực trong đời sống chính trị và kinh tế thế giới, trong đó có việc mở rộng ảnh hưởng kinh tế và chính trị tại châu Phi, khu vực đang có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới.
Vì vậy, Trung Quốc tiếp tục tăng cường và đa dạng quan hệ song phương với châu Phi, gồm cả ngành công nghiệp dệt may. Tuy nhiên vấn có lý do để nghi ngờ sự gia tăng đầu tư kinh tế Trung Quốc ở châu Phi sẽ thúc đẩy sự phát triển bền vững kinh tế ở châu lục này. Điều này còn phụ thuộc vào việc chính quyền địa phương và các doanh nghiệp có thể tận dụng được nguồn nguyên liệu và lao động dồi dào đem lại sức sống của ngành dệt may châu lục hay không.
Sự căng thẳng giữa Trung Quốc và châu Phi hiện nay, trong đó có vấn đề dệt may, đang là những dấu hiệu cho thấy những bất ổn không không chỉ ở lĩnh vực may mặc mà còn lan sang các vấn đề kinh tế chính trị. Sự thành công của ngành công nghiệp này phụ thuộc vào việc tái cơ cấu và chuyển dịch định hướng trong lĩnh vực dệt may và đoàn kết giữa chính phủ, doanh nghiệp và những người lao động có kỷ luật. Điều cần thiết là những chính sách này cần được xây dựng để bảo vệ ngành công nghiệp dệt may phát triển. Hàng hóa của châu Phi nên được sản xuất có tính cạnh tranh về chất lượng và giá cả nhằm đạt đến sự phát triển bền vững và lâu dài trên thị trường quốc tế. Vấn đề cấp bách hiện nay là chính phủ và các doanh nghiệp cần hợp tác để phục hồi ngành công nghiệp dệt may đang gặp khó khăn bằng chính sách đầu tư và ưu đãi, nếu không ngành công nghiệp may mặc của Trung Quốc có thể cướp mất những thu nhập đầy tiềm năng của châu Phi, gây thiệt hại cho nền kinh tế và người dân ở đây./.
No comments:
Post a Comment