Trung Quốc là đối tác thương mại quan trọng nhất của Châu Phi kể từ năm 2009, nhưng chỉ trong nửa đầu năm nay, đầu tư của Trung Quốc ở lục địa đen này đã tăng tới 84% lên mức 1,2 tỉ USD. Mới đây nhất, hồi đầu tháng 12 vừa qua, Chủ tịch Tập Cận Bình khi tham dự Diễn đàn Hợp tác Trung Quốc - Châu Phi ở Johannesburg đã cam kết dành 60 tỉ USD cho các dự án phát triển của Châu Phi trong vòng 3 năm tới.
Sự hiện diện của Trung Quốc ở Châu Phi làm nóng lên cuộc tranh luận, liệu các nước lục địa đen được hưởng lợi hay đơn giản đang bị lợi dụng.
"Tôi nghĩ rằng, các chính phủ có quyền tìm kiếm những thỏa thuận tốt nhất mà họ có thể nhận được ở bất kỳ đâu" - Wole Soyinka, người Nigeria đoạt giải Nobel Văn học từng có lần bày tỏ quan điểm khi được mời bình luận về sự hiện diện của Trung Quốc ở Châu Phi. "Hoặc là tin vào thị trường tự do, hoặc là không. Tôi nghĩ, tất cả những gì chúng ta phải thận trọng là việc chúng ta không thay thế ràng buộc giao kèo này bằng một giao kèo khác".
Nhưng không phải ai cũng đồng tình với quan điểm trên. Ông Stephen Hayes, Chủ tịch hội đồng doanh nghiệp Châu Phi, người chào đón các doanh nghiệp Trung Quốc, cho rằng, sự áp đảo của Trung Quốc ở Châu Phi khiến ông có cảm giác như đội quân kiến Amazon khuất phục tất cả mọi thứ trên đường đi của chúng.
Một chuyên gia khác, ông Peter Hitchens, thậm chí còn nói thẳng trong bài báo của mình với tiêu đề "Trung Quốc đã tạo ra một đế chế nô lệ mới ở Châu Phi như thế nào", trong đó ông miêu tả cách thức người Châu Phi phải chịu đựng những ông chủ Trung Quốc để có thể kiếm tiền vì "sự tồn tại trong bệnh tật ở những khu ổ chuột đầy mầm mống sốt rét". Vì sao những người Châu Phi chịu đựng những điều kiện tồi tệ như vậy? Cùng lý do được đưa ra là giải pháp khác có thể còn tồi tệ hơn. Trên thực tế, nhiều công nhân sản xuất bánh kẹo biết ơn các công ty Trung Quốc vì đã cho họ làm việc nhiều giờ hơn và kiếm được nhiều tiền hơn.
Tại Diễn đàn Hợp tác Trung Quốc - Châu Phi, Chủ tịch Tập Cận Bình cam kết 60 tỉ USD cho các dự án phát triển tại lục địa này trong 3 năm.
Tương tự, nhà kinh tế Jeffrey Sachs đã nói, "mối quan tâm của tôi không phải là có quá nhiều nhà máy sản xuất kẹo mà là có quá ít". Trong khi đó, nhà kinh tế học Paul Krugman đã quan sát thấy, các nhà máy kẹo giúp hàng trăm triệu người chuyển từ trạng thái nghèo đói cùng cực tới một trạng thái vẫn còn khủng khiếp, nhưng dù sao cũng tốt hơn đáng kể".
Hitchens cho biết, một số học giả Châu Phi mà ông gặp thích sự tham gia của Trung Quốc ở Châu Phi hơn so với phương Tây, họ đùa rằng, "nước duy nhất trở nên giàu có thông qua quyên góp là Vatican". Tuy nhiên, những lợi ích được dự báo dựa trên ý niệm rằng, ít nhất các ông chủ Trung Quốc thuê người Châu Phi. Nhưng đôi khi, họ thậm chí không làm như vậy. Cựu Tổng thống Zambia Michael Sata từng phàn nàn: "Họ mang thợ nề, thợ mộc, thợ ống nước Trung Quốc sang. Chúng tôi cần tuyển những người có kỹ năng mà chúng tôi không có ở Zambia. Nhưng Trung Quốc không đào tạo nhân công của chúng tôi mà tự đưa người sang".
Tuy nhiên, theo một nghiên cứu hồi tháng 8 của Viện Brookings, trên tất cả, đầu tư của Trung Quốc ở Châu Phi giúp lục địa này tăng trưởng nhanh hơn và xóa đói giảm nghèo, trong khi nhu cầu của Trung Quốc đối với tài nguyên đã tạo ra "điều kiện tốt hơn về thương mại và khối lượng xuất khẩu cao hơn"
Tài liệu trích dẫn một số ví dụ, chẳng hạn thỏa thuận năm 2008 giữa Chính phủ Cộng hòa Dân chủ Congo và Sicomines, một tập đoàn Trung Quốc khai thác khoáng sản ở Katanga để đổi lại là đầu tư cơ sở hạ tầng. Congo là một trong những nước có mức thấp nhất thế giới về tỉ lệ tiêu thụ điện trên đầu người và tiếp cận nước uống ở nông thôn, khiến việc phát triển hạ tầng là một ưu tiên hàng đầu.
Do đó, sự hiện diện của Trung Quốc ở Châu Phi không phải là một vấn đề, miễn là về đầu tư. Cái cần lo lắng là viện trợ của Trung Quốc. Trong bài báo tháng trước, Roudabeh Kishi - nghiên cứu sinh sau tiến sĩ và Clionadh Raleigh - giáo sư địa chính trị lưu ý, không giống như viện trợ của phương Tây thường đi kèm với đòi hỏi tiến bộ về dân chủ hay nhân quyền, viện trợ của Trung Quốc "không có sự ràng buộc nào hết". Nghiên cứu chỉ ra rằng, khi Trung Quốc gửi viện trợ, chính phủ của nước nhận trở nên bạo lực hơn với công dân của mình". Lý do không phải vì Trung Quốc cung cấp viện trợ cho các nước đã bạo lực sẵn, mà vì Trung Quốc cho viện trợ vô điều kiện, khiến các nhà lãnh đạo dễ có cơ hội phạm tội.
Mặc dù viện trợ vô điều kiện của Trung Quốc thực chất là có hại, song cũng cần phải cẩn thận không nói quá về nỗ lực của Trung Quốc ở Châu Phi. "Nếu ai đó đem đến một thỏa thuận tốt, tôi sẽ kiểm tra với luật sư, và không một điểm nhỏ nào có thể qua mắt tôi. Nếu tốt, tôi sẽ chấp nhận, cho dù là của nước nào. Tôi chỉ cần đảm bảo được tính toàn vẹn doanh nghiệp của tôi, môi trường của tôi, phần còn lại để cho thị trường quyết định" - chuyên gia Soyinka nói.
No comments:
Post a Comment