Tuesday, October 25, 2016

VẤN ĐỀ AN NINH CỦA TRUNG QUỐC Ở CHÂU PHI TỪ ĐẦU THẾ KỈ XXI ĐẾN NAY

Võ Minh Tập
 Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và châu Á, số 8/2016
T
rong hơn thập niên qua, sự hiện diện ngày càng tăng của Trung Quốc ở châu Phi trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế, chính trị và an ninh đã trở thành chủ đề kích hoạt các cuộc tranh luận trong giới truyền thông, các nhà nghiên cứu và các nhà phân tích chính sách của nhiều quốc gia trên thế giới. Trong đó vấn đề an ninh được coi là một trong bốn trụ cột và lợi ích quan trọng của Trung Quốc ở châu Phi. Từ quan điểm an ninh, các lợi ích ngày càng tăng của Trung Quốc dẫn đến thách thức an ninh ngày càng tăng đối với sự an toàn các hoạt động kinh tế thương mại, các khoản đầu tư và người Trung Quốc tại châu Phi do các mối đe dọa do sự bất ổn chính trị và các hoạt động tội phạm trên lục địa. Bài viết này nhằm làm rõ thực trạng, lợi ích và xu hướng về vấn đề an ninh của Trung Quốc ở châu Phi. Từ đó, phân tích chính sách an ninh của nước này với châu Phi trong hơn thập kỉ qua.
Từ khóa: Trung Quốc, châu Phi, chính sách an ninh, hoạt động kinh tế

China’s Security Issue in Africa During the Early 21st Century
Vo Minh Tap

Over the last decade, the increasing presence of China in Africa in various fields, especially in the economic, political and security fields has become a topic triggered debates among the media, researchers and policy analysts in many countries around the world. Particularly, the security issue is considered one of the four pillars and important interests of China in Africa. From the security perspective, the growning benefits of China has led to the increasing challenges towards the safety of Chinese economic and trade activities, investments and people in Africa due to political instability and criminal activities. This article aims to clarify the status, benefits and trends of the Chinese security issues in Africa and to make analysis of its security issues with Africa during the last decade.

1. Thực trạng và lợi ích an ninh của Trung Quốc ở châu Phi
Thực tế, do khoảng cách địa lí xa xôi của châu Phi nên hầu như không có nguy cơ đe dọa trực tiếp nào đến an ninh quốc gia của Trung Quốc. Tuy nhiên, hoạt động kinh tế việc di cư gia tăng của Trung Quốc vào châu Phi làm cho việc đảm bảo
an ninh cho các khoản đầu tư và công dân của Trung Quốc trên lục địa đã trở thành thách thức hàng đầu đối với Bắc Kinh.
Theo thng kê, thương mại Trung Quốc - châu Phi tăng từ 10 tỷ USD năm 2000 lên 300 tỷ USD năm 2015 (tăng 30 lần), dự kiến đạt 400 tỷ USD vào năm 2020[1], dòng vốn FDI tăng từ 200 triệu USD năm 2000 lên 3,4 tỷ USD năm 2013[2]. Trung Quốc đã liên tục tăng gấp đôi cam kết tài chính cho châu Phi từ 5 tỷ USD trong năm 2006, đến 10 tỷ trong năm 2009 và 20 tỷ trong năm 2012 và 60 tỷ USD vào năm 2015[3]. Số người Trung Quốc hiện nay ở châu Phi trên 1 triệu người[4], công dân Trung Quốc gặp rất nhiều mối đe dọa an ninh do tình hình chính trị bất ổn ở châu Phi.
Trong hơn thập kỷ qua, đã xảy ra nhiều mối đe dọa an ninh cho các công dân Trung Quốc ở châu Phi với nhiều hình thức khác nhau:
- Tấn công để cướp và bắt cóc: 9 công nhân Trung Quốc bị bắt cóc ở miền Nam Nigeria (1/2007)[5]; một chi nhánh của ngân hàng Eximbank bị cướp ở Togo (6/2007)[6]; 4 người Trung Quốc bị cướp ở Nigeria, trong đó có 1 người bị giết (8/2007)[7]; 9 công nhân thuộc công ty CNPC bị bắt cóc ở Sudan, 5 người bị giết (10/2008)[8]; 1 người Trung Quốc bị cướp và bắn chết ở Nam Phi (12/2009)[9] và một đầu bếp Trung Quốc bị giết chết ở bang Borno - Nigeria (10/2012)[10]… Đây được coi là mối đe dọa an ninh phổ biến nhất và nguy hiểm nhất đối với Trung Quốc[11]; trong năm 2014, 10 công nhân xây dựng của Trung Quốc bị bắt cóc ở Cameroon...
- Các cuộc tấn công động cơ chính trị vào Trung Quốc: 2 công nhân Trung Quốc bị phong trào chống chính phủ bắt cóc: “Movement for the Emancipation of the Niger Delta” (1/2007) ở miền Nam Nigeria, đe dọa công ty Trung Quốc khai thác dầu thô ở đồng bằng sông Niger, 9 công nhân bị thiệt mạng trong phong trào chống chính phủ thuộc Mặt trận giải phóng quốc gia Ethiopia (4/2007)[12]; đại diện dự án uranium thuộc một công ty hạt nhân Trung Quốc bị bắt cóc ở Niger liên quan đến việc khai thác tài nguyên (7/2007)[13] và 29 công nhân bị bắt cóc ở công trường xây dựng SinoHydro ở Sudan (1/2012)[14]; trong năm 2015, 3 cán bộ quản lý cấp cao Trung Quốc đã thiệt mạng trong một cuộc tấn công khủng bố khách sạn Radisson Blu ở Bamako (Mali), bởi một nhóm có liên hệ với Al-Qaeda... Các cuộc tấn công trên như một sự trả đũa cho sự hợp tác giữa Trung Quốc với chỉnh phủ ở một số nước châu Phi trong lĩnh vực khai thác tài nguyên.
- Các cuộc tấn công vào các dự án của Trung Quốc do tranh chấp lao động và các hoạt động bất hợp pháp của các công ty Trung Quốc. Ví dụ, bất ổn tại mỏ than Colum (Zambia) làm cho 11 công nhân địa phương bị bắn, 3 người Trung Quốc bị thương vào tháng 10/2010[15]; 1 quản lí Trung Quốc tại khu mỏ trên bị giết sau vụ tranh chấp tiền lương (8/2012)[16]; hơn 100 thợ mỏ của Trung Quốc bị bắt giữ ở Ghana, 1 người bị thiệt mạng do hoạt động khai thác mỏ bất hợp pháp (10/2012)[17], 169 thợ mỏ khai thác vàng bất hợp pháp ở Ghana bị chính phủ Ghana bắt (6/2013)…
- Cướp biển Somali tấn công tàu đánh cá hiệu Tianyu No.8 của Trung Quốc ngoài khơi biển Kenya bị bắt (11/2008)[18]; tàu cá Trung Quốc Zhenhua 4 bị bắt cóc trên đường về Thượng Hải (12/2008)[19]; 1 tàu chở hàng bị bắt ở phía đông bờ biển Somali (10/2009)[20]; 19 thành viên tàu chở hóa chất Trung Quốc bị bắt cóc ở Vịnh Aden (6/2010)[21]; tàu Yuan Xiang bị bắt ở vùng biển Ả Rập (11/2010)[22]; tàu chở hàng Trung Quốc (MV Full City) bị tấn công (5/2011)[23]
Ngoài ra, các bất ổn chính trị tại châu Phi (như sự thay đổi chế độ, đảo chính quân sự, chủ nghĩa khủng bố…) đã đe dọa nghiêm trọng đến các khoản đầu tư và công dân Trung Quốc. Ví dụ, cuộc đảo chính quân sự tại Liberia (2003), làm thiệt hại lớn về tài chính của Trung Quốc[24] hay cuộc nội chiến ở Lybia (2011), Trung Quốc phải huy động quân sự để sơ tán hơn 30.000 công dân Trung Quốc và hơn 1.000 người vào năm 2014 sau khi một số đã trở về nước, ước tính thiệt hại của Trung Quốc lên đến 20 tỷ USD do hợp đồng bị d dang khi kí kết với chính quyền Gadhafi[25].
Như vậy, lợi ích an ninh của Trung Quốc là rất quan trọng, hoạt động của Trung Quốc chủ yếu là để phòng thủ nhằm bảo vệ lợi ích kinh tế và công dân của mình trên lục địa. Việc bảo vệ quyền lợi, lợi ích kinh tế và công dân của Trung Quốc ở châu Phi có liên quan đến tính hợp pháp của chính phủ nước này, sự thành công hay thất bại trong vấn đề này sẽ đánh giá uy tín của Trung Quốc.
2. Chính sách an ninh của Trung Quốc ở châu Phi
Cho đến nay, để bảo vệ các khoản đầu tư và công nhân Trung Quốc ở châu Phi, chính phủ Trung Quốc hầu như chủ yếu dựa vào các đại sứ quán của nước này. Tuy nhiên các dịch vụ bảo vệ, bo lãnh cho công dân và đầu tư của Trung Quốc thuộc về đại sứ quán còn hạn chế do thiếu nhân lực. Theo thống kê trung bình một nhân viên sứ quán phụ trách 130.000 công dân ở nước ngoài[26]. Vì vậy, Trung Quốc cần phải dựa vào sự hỗ trợ của chính quyền địa phương tại các nước châu Phi. Tuy nhiên, sự liên kết này vẫn kém hiệu quả và thiếu năng lực thực thi. Việc sử dụng khả năng quân sự của chính phủ Trung Quốc ở châu Phi để bảo vệ lãnh sự và công dân của mình cũng như ở các khu vực khác trên thế giới bị hạn chế với nhiều lí do: Thứ nhất, Trung Quốc tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc không triển khai quân đội ở nước ngoài và vẫn chưa thông qua việc thực thi về việc thuê các công ty an ninh tư nhân để bảo vệ lợi ích của họ, do các công ty tư nhân thiếu sự tin cậy. Các ngành công nghiệp an ninh tư nhân của Trung Quốc đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển và chỉ giới hạn ở Trung Quốc. Một trong những thỏa thuận đầu tiên ở châu Phi là giữa công ty bảo mật Sơn Đông Huawei và một công ty an ninh Nam Phi. Thứ hai, việc thuê các công ty an ninh tư nhân và trang bị vũ khí cho họ cũng như chế độ việc làm sẽ là một thách thức cơ bản đối với nguyên tắc “không can thiệp vào công việc nội bộ các nước” của Trung Quốc.
Vì hạn chế trong cơ chế pháp lí về quân sự để bảo vệ các lợi ích và công dân Trung Quốc ở châu Phi, nên trong nhiều năm qua, Trung Quốc đã thể hiện sự quan tâm ngày càng tăng trong các giải pháp song phương, thực hiện một loạt các biện pháp tăng cường hợp tác với Liên minh châu Phi (AU) và các nước châu Phi về vấn đề hòa bình và an ninh. Trong Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 5 của Diễn đàn hợp tác Trung Quốc-châu Phi (FOCAC) tại Bắc Kinh vào tháng 7/2012, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã phát động Sáng kiến quan hệ hợp tác Trung Quốc-châu Phi vì hòa bình và an ninh. Bên cạnh việc hỗ trợ các hoạt động gìn giữ hòa bình của AU bên trong châu Phi, Trung Quốc đã cam kết cung cấp hỗ trợ tài chính cho quân đội AU, đào tạo cán bộ an ninh và gìn giữ hòa bình. Trong chuyến đi nước ngoài đầu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình đến châu Phi, Trung Quốc cũng hứa sẽ tham gia mang tính xây dựng vào các vấn đề hòa bình và an ninh ở châu Phi[27]. Những động thái này cho thấy chính sách chính của Trung Quốc: (i) Trung Quốc coi AU là một lực lượng triển vọng ở châu Phi để bảo vệ lợi ích an ninh của Trung Quốc; và (ii) Trung Quốc sẵn sàng hỗ trợ AU nhằm phát triển năng lực để xoa dịu và chống lại các mối đe dọa an ninh ở châu Phi.
Những bất ổn chính trị và xung đột ở một số nước châu Phi cũng như các mối đe dọa đến sự an toàn của công dân và tài sản của Trung Quốc ở châu Phi đại diện cho hai thách thức trực tiếp nhất đối với lợi ích của Trung Quốc ở châu Phi. Vì vậy Trung Quốc buộc phải thực thi những chiến lược khác nhau trong từng trường hợp cụ thể.
Liên quan đến sự bất ổn và xung đột ở các nước châu Phi, Trung Quốc dựa quá nhiều vào nhiệm vụ gìn giữ hòa bình của Liên hiệp quốc và các tổ chức khu vực như Liên minh châu Phi, để ổn định quốc gia và duy trì trật tự xã hội. Với Trung Quốc, hình thức hợp pháp duy nhất của sự can thiệp quân sự ở một quốc gia có chủ quyền là sự can thiệp của quốc tế dựa trên nhiệm vụ của Liên hiệp quốc, với sự đồng ý của chính quyền địa phương ở các nước châu Phi. Trong 15 năm qua, Trung Quốc đã góp phần đáng kể cho các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hiệp quốc ở châu Phi. Tính đến ngày 30/6/2015, Trung Quốc đã có 2.468 quân, 174 cảnh sát, và 21 chuyên gia được giao 7/9 trong số các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc ở châu Phi. Với số lượng này, Trung Quốc chiếm số lượng nhiều hơn bất kỳ thành viên thường trực khác của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, nhưng ít hơn Ấn Độ, Bangladesh, Pakistan, hay Ethiopia[28]. Việc thực hiện cơ chế phối hợp với Liên hiệp quốc trong việc triển khai các hoạt động quân sự của Trung Quốc để làm nhiệm vụ giữ gìn hòa bình ở châu Phi không mâu thuẫn với nguyên tắc của Trung Quốc. Hiện nay, cơ quan đại diện LHQ của Trung Quốc về gìn giữ hòa bình đang hoạt động tại Sudan, Liberia, Congo và Mali[29].
Trong vài năm qua, Trung Quốc cũng đã tham gia vào các hoạt động quân sự đơn phương để bảo vệ các công dân và tài sản của Trung Quốc ở châu Phi. Điều này phản ánh trong nhiệm vụ hộ tống Hải quân PLA Vịnh Aden từ năm 2008, cuộc di tản công dân Trung Quốc ở Libya vào năm 2011 và cuộc sơ tán hơn 400 công nhân trong lĩnh vực dầu khí khỏi Nam Sudan trong năm 2015 sau sự bùng nổ của cuộc nội chiến. Những hành động này dường như đi ngược lại nguyên tắc lâu dài của Trung Quốc không đặt căn cứ quân sự Trung Quốc ở nước ngoài[30], nhưng Trung Quốc được thúc đẩy bởi các mối đe dọa an ninh và nhu cầu cần thiết cho hoạt động quân sự. Việc này đã trở thành một vấn đề có tính hợp pháp và uy tín đối với Bắc Kinh để chứng minh họ có khả năng để bảo vệ công dân của mình. Trung Quốc trước đây luôn thận trọng khi tham gia các chiến dịch quân sự ở nước ngoài theo nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ nước khác, nhưng giờ đây Bắc Kinh đã chứng tỏ sẵn sàng ở vào thế chủ động hơn và thực dụng hơn.
Liên quan đến chính sách không can thiệp, Trung Quốc đã tự hào về chính sách này nhưng lợi ích phát triển ở châu Phi và những thách thức an ninh kết quả nguyên tắc này được đưa để thử nghiệm. Có một cuộc tranh luận lớn ở Trung Quốc liên quan đến nguyên tắc không can thiệp. Trong khi chính phủ Trung Quốc nhấn mạnh rằng không có sự thay đổi trong chính sách này, các quan chức và học giả đang bắt đầu sử dụng các thuật ngữ như sự tham gia mang tính xây dựng, tham gia sáng tạo, can thiệp điều kiệncam kết linh hoạt[31]. Một quan chức Trung Quốc gần đây đã giải thích rằng không có vi phạm nguyên tắc không can thiệp như không có vi phạm chủ quyền của nước khác. Ví dụ, các bên tham gia cuộc nội chiến Nam Sudan mời Trung Quốc để hòa giải mâu thuẫn, không có sự vi phạm chủ quyền và do đó không có vi phạm nguyên tắc không can thiệp. Một nghiên cứu lớn về vấn đề này được công bố bởi Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm kết luận rằng Trung Quốc đã tham gia vào một chính sách thích ứng thực tế và thể hiện sự linh hoạt ngày càng tăng, trong thực tế nó không can thiệp.
Vì vậy, quyết định trong cả hai trường hợp về bất ổn chính trị và xung đột ở châu Phi đã được đưa ra giải quyết là vô cùng quan trọng và đã được thực hiện ở mức cao nhất. Các cơ quan chủ chốt của Trung Quốc phối hợp để triển khai các vấn đề an ninh là Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị, có tham khảo ý kiến phối hợp trên tất cả các cơ quan tham gia, bao gồm Bộ Ngoại giao, MOFCOM, Bộ Quốc phòng, Bộ an ninh quốc gia, Bộ nội vụ… Trong trường hợp của Libya năm 2011, các nhà lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc đã thành lập Hội đồng Nhà nước về Libya[32], các cuộc họp đã được tổ chức phối hợp liên ngành do Bộ Ngoại giao và tham dự của các Bộ Công an, Bộ An ninh Quốc gia, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Nông nghiệp, Bộ Thương mại, Tổng cục Hải quan, Cục Hàng không…, cũng như đại diện của các công ty liên quan đến hoạt động tại Libya[33]. Kết quả của cuộc di tản công dân Trung Quốc phần lớn đạt yêu cầu và các hoạt động đó như là một thử nghiệm về khả năng quản lý khủng hoảng và khả năng hành động của chính phủ.
Thực tế Trung Quốc được chú ý nhiều hơn đến việc bảo vệ quyền lợi của mình ở vùng ngoại vi. Chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố vào năm 2014 rằng chúng ta nên bảo vệ lợi ích ở nước ngoài (của Trung Quốc) và tiếp tục nâng cao năng lực của chúng tôi (Trung Quốc) để cung cấp sự bảo hộ đó. Sách trắng quân sự của Trung Quốc năm 2015 nhấn mạnh tầm quan trọng phải được gắn liền với việc quản lý các vùng biển và đại dương và bảo vệ quyền và lợi ích hàng hải. Trung Quốc xây dựng một lực lượng hải quân hiện đại tương xứng với lợi ích an ninh và phát triển quốc gia, bảo vệ sự an toàn của đường biển chiến lược truyền thông và lợi ích ở nước ngoài và tham gia vào hợp tác hàng hải quốc tế, do đó nó có thể trở thành một cường quốc hàng hải. Thông báo của Chủ tịch Tập Cận Bình trong năm 2013 về Con đường tơ lụa Hàng hải, được thiết kế để kết nối bờ biển của Trung Quốc sang châu Âu qua biển Đông và Ấn Độ Dương, sẽ thêm vào lợi ích của Trung Quốc ở phía đông và phía bắc châu Phi.
Trung Quốc có một chính sách lâu nay không có căn cứ quân sự nước ngoài. Nhưng những bất ổn gần đây ở châu Phi và các nơi khác đã thách thức lợi ích an ninh của Trung Quốc ở nước ngoài, thực tế nước này cũng đã có cơ sở ở Djibouti như một căn cứ quân sự và liệu trong tương lai chính sách an ninh của Trung Quốc ở nước ngoài sẽ được công khai và triển khai thực hiện, đảo ngược lại các học thuyết trước đây và đang thực hiện. Tuy nhiên, dù sao đi nữa trong thực tế hoạt động quân sự của Trung Quốc ở nước ngoài thời gian gần đây đã đánh dấu một bước ngoặt lớn trong chính sách an ninh của Trung Quốc nói chung và đặc biệt là ở châu Phi nói riêng.
3. Kết luận
Trong những năm gần đây, lợi ích và các công dân Trung Quốc đã gặp phải gia tăng các mối đe dọa và tấn công ở châu Phi. Theo truyền thống, Trung Quốc đã dựa vào Chính phủ châu Phi để bảo vệ công dân của mình. Việc bảo vệ lợi ích kinh tế và an ninh ở châu Phi của Trung Quốc hiện tại được đánh giá là khả năng hạn chế. Mặc dù châu Phi vẫn là một ưu tiên an ninh tương đối thấp so với các khu vực ngoại vi khác của Trung Quốc. Nhưng Trung Quốc dựa chủ yếu vào châu Phi với những tiềm năng chiến lược cả về kinh tế và chính trị, vì vậy lục địa này có tầm quan trọng về an ninh ngày càng tăng, Từ năm 2005, các mối đe dọa an ninh cho các khoản đầu tư của Trung Quốc và công dân ở Libya và các nước khác như là một cảnh báo đến Bắc Kinh, rằng sự bất ổn nội bộ ở các quốc gia châu Phi cũng là vấn đề bản chất của Trung Quốc. Nhìn về tương lai, Trung Quốc đã sẵn sàng để chơi một vai trò lớn hơn trong lĩnh vực an ninh ở châu Phi. Đó là trong quá trình mở rộng tầm với của hải quân vào miền tây Ấn Độ Dương và cuối cùng sẽ mở rộng sự tham gia này xung quanh châu Phi như Trung Quốc trở thành một cường quốc hàng hải lớn. Điều này sẽ đặt ra câu hỏi về sự cần thiết trợ giúp cho các cơ sở tại các cảng biển của châu Phi. Trong khi đã có nhiều công khai bởi khái niệm về con đường tơ lụa Hàng hải vẫn chưa rõ những gì sáng kiến này có nghĩa gì đối với châu Phi.
Trung Quốc đã bày tỏ sẵn sàng hợp tác chặt chẽ hơn với các Chính phủ châu Phi để bảo vệ các lợi ích kinh tế và công dân của họ. Trung Quốc đã thiết lập một kỷ lục vững chắc trong việc hỗ trợ các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc và cam kết sẽ tăng cường hỗ trợ đó. Trung Quốc cũng đã hỗ trợ nhiều hơn cho các nỗ lực gìn giữ hòa bình của Liên minh châu Phi. Trung Quốc đang học hỏi nhiều ở Hoa Kỳ trong các vấn đề an ninh ở nước ngoài. Từ một quan điểm của châu Phi, câu hỏi lớn đặt ra là làm thế nào Liên minh châu Phi và các Chính phủ châu Phi có thể tối đa hóa lợi ích việc quan tâm ngày càng tăng của Trung Quốc trong vấn đề an ninh ở châu Phi?


Tài liệu tham khảo chính
1. Yun Sun (2015), “Xi and the 6th Forum on China-Africa Cooperation: Major commitments, but with questions”, http://www.brookings.edu/blogs/africa-in-focus/posts/2015/12/07-china-africa-focac-investment-economy-sun.
2. Fang Wei (2008), “Security and Consular Protection Issues for Chinese Nationals in Africa”, Journal of Zhejiang Normal University, No. 5.
3. David H. Shinn (2015), "The Evolving China-Africa Security Relationship", http://davidshinn.blogspot.com/2015/08/the-evolving-china-africa-security.html
4. David H. Shinn (2016), “China’s Growing Security Relationship with Africa”, http://davidshinn.blogspot.com/2015/08/the-evolving-china-africa-security.html
5. “Xi Jinping: China Is Willing to Constructively Participate in Africa’s Peace and Security Affairs”, China Daily, March 26 2013, http://news.ifeng.com/mainland/special/
6. Wang Xuejun (2013), “Retrospection on China’s Partic-ipation in Africa’s Peace and Security Building”, GuoJiWenTiYanJiu, April 9,2013, http://210.72.21.12:8008/servlet/PagePreviewServlet?.
7. Zhang Lili (2011), “Analysis of China’s All-Out Evacu-ation of Chinese Nationals in Libya”, Chinese Communist Party News, http://cpc.people.com.cn/GB/68742/187710/191095/14448336.html.
8. He Jianming (2012), The Nation - An Unprecedented Operation in the Diplomatic History of China, 2011, Zuojia Publishing, October 2012.





[1]China-Africa trade approaches $300 billion in 2015,http://www.chinadaily.com.cn/world/ XiattendsParisclimateconference/2015-11/10/
[2] China’s Ministry of Commerce (2013), 2013 Statistical Bulletin of China's Outward Foreign Direct Investment, National Bureau of Statistics, and State Administration of Foreign Exchange.
[3] Yun Sun (2015), “Xi and the 6th Forum on China-Africa Cooperation: Major commitments, but with questions”, http://www.brookings.edu/blogs/africa-in-focus/posts/2015/12/07-china-africa-focac-investment-economy-sun.
[4] “One Million Chinese Struggling in Africa, Neteast Data Blog, October 21 2012,
http://news.163.com/12/1017/01/8DVTB39G00014MTN.html.
[5] “Nine kidnapped Chinese workers safely released in Nigeria”, Xinhua News Agency, Feb 5 2007, http://english.peopledaily.com.cn/200702/05/eng20070205_347502.html.
[6] “Chinese Company in Togo Robbed”, Sina.com.cn, June 4 2007, http://news.sina.com.cn/c/2007-06-04/224311956303s.shtml.
[7] “Four Chinese Nationals Robbed in Nigeria”,  Xinhua News Agency, August 19 2007, http://news.ifeng.com/mainland/200708/0818_17_193546.shtml.
[8] “Nine Chinese Workers Kidnapped in Sudan by Armed Forces”, Xinhua News Agency, October 19 2008,http://news.xinhuanet.com/world/2008-10/19/content_10219751.htm.
[9] “Chinese National Robbed and Killed in South Af-rica”, Chinese Ministry of Foreign Affairs, December 14, 2009,
http://www.fmprc.gov.cn/chn//gxh/cgb/zcgmzysx/fz/1206_39/xgxw/t633258.htm.
[10] “1 Chinese National Killed by Gunmen in Nigeria”, Xinhua News Agency, October 8, 2012, http://english.sina.com/china/2012/1007/513905.html.
[11] Fang Wei (2008), “Security and Consular Protection Issues for Chinese Nationals in Africa”, Journal of Zhejiang Normal University, No. 5.
[12] “Chinese Oil Company Attacked in Ethiopia with nine killed, One Organization Claimed Re-sponsibility”, China News Agency, April 25 2007, http://www.china.com.cn/news/txt/2007-04/25/content_8166770.htm.
[13] Zhang Zhe (2007), “The Rescue of Chinese Hostage in Niger”, Southern Weekly, July 18 2,
http://www.infzm.com/content/5775.
[14] “29 Chinese Workers Kidnapped by Sudanese Anti-Government Force, One Missing”, China News Agency, January 31 2012,
http://world.huanqiu.com/roll/2012-01/2391169.html.
[15] “Chinese Shoot and Injure 11 at the Collum Coal Mine”, Lusaka Times, October 15 2010,
http://www.lusakatimes.com/2010/10/15/chinese-shoot-injure-11-collum-coal/.
[16] Zhang Boling and He Xin (2012), “The Killing of a Miner in Zambia”, Caixin, August 22,
http://english.caixin.com/2012-08-20/100426275_all.html.
[17] “Ghana Detains 100 Chinese for ‘illegal’ Mining”, China Daily, October 15, 2012,
http://www.chinadaily.com.cn/cndy/2012-10/15/con-tent_15816410.htm.
[18] “Chinese fishing boat reported hijacked off Kenya”, The International Herald Tribune, November 14 2008, http://www.iht.com/articles/ap/2008/11/14/news/Piracy.php.
[19] Omar, Hamsa (2008), “Somali Pirates Seizes Four Ships on the Day Un Passes Plan”, Bloomberg, December 17.
[20] “Chinese ship seized by pirates reaches Somali coast”, Asia News, October 23 2009,
http://www.asianews.it/index.php?l=en&art=16671&-geo=6&size=A.
[21] “Somali pirates receive record ransom for ships’ release”, BBC, November 6 2010,
http://www.bbc.co.uk/news/world-africa-11704306
[22] “MV Xiang Yuan Released from Pirates Control”, State News Service, June 9 2011, http://www.high-beam.com/doc/1G1-258452451.html.
[23] “Indian Navy Thwarts Pirate Attack; Rescues Chinese Vessel, Crew”, Indo-Asian News Service, May 6 2011,
http://www.ndtv.com/article/india/indian-navy-thwarts-pirate-attack-rescues-chi-nese-vessel-crew-103889.
[24] “List of Major Overseas Consular Protection Cases for Chinese Nationals”, Ministry of Foreign Affairs, June 12 2004
http://www.fmprc.gov.cn/chn//gxh/cgb/lsxw/t143714.htm
[25] Zhu Feng (2011), “China’s Trouble with Neighbors”, Project Syndicate, October 31,
http://www.project-syndicate.org/commentary/china-s-trou-ble-with-the-neighbors
[26] Liu Bin (2012), “How to Protect Overseas Chinese”, Southern Weekly, September 21 2012,
http://www.infzm.com/con-tent/81152.
[27] “Xi Jinping: China Is Willing to Constructively Participate in Africa’s Peace and Security Affairs”, China Daily, March 26 2013,
http://news.ifeng.com/mainland/special/xjpshoufang/con-tent-3/detail_2013_03/26/23545325_0.shtml.
[28] David H. Shinn (2015), "The Evolving China-Africa Security Relationship",
http://davidshinn.blogspot.com/2015/08/the-evolving-china-africa-security.html
[29] Wang Xuejun (2013), “Retrospection on China’s Partic-ipation in Africa’s Peace and Security Building”, GuoJiWenTiYanJiu, April 9 2013,http://210.72.21.12:8008/servlet/PagePreviewServlet?type=1&articleid=5863452&nodeid=537190&siteid=453.
[30] Trung Quốc rất nhạy cảm và miễn cưỡng việc gửi quân ra nước ngoài vì hai lý do: (i) Tôn trọng của Trung Quốc đối với chủ quyền của các nước khác; và (ii) Tránh sự nhận thức thù địch về việc mở rộng quân sự của Trung Quốc và mối đe dọa cho thế giới.
[31] David H. Shinn (2016), China’s Growing Security Relationship with Africa,
http://davidshinn.blogspot.com/2015/08/the-evolving-china-africa-security.html
[32] Zhang Lili (2011), “Analysis of China’s All-Out Evacu-ation of Chinese Nationals in Libya”, Chinese Communist Party News, April 21, xem tại địa chỉ: http://cpc.people.com.cn/GB/68742/187710/191095/14448336.html.
[33] He Jianming (2012), “The Nation- An Unprecedented Operation in the Diplomatic History of China, 2011”, Zuojia Publishing, October 2012, p.11.

No comments: