Thursday, October 5, 2017

The Imperialist People’s Republic of Africa? (Trung Quốc có đang thực dân hóa châu Phi?)



To call China a colonial power is to diminish the true horrors that were faced by colonized communities. But that does not mean that African countries can be complacent as Chinese actors continue to deepen their economic engagement with the continent.

BEIJING – A few months ago, a New York Times magazine cover was emblazoned with the question “Is China the World’s New Colonial Power?” The notion that China is a twenty-first-century colonizer is not new: commentators have been batting it around for a decade. But, to anyone who has experienced or even studied colonialism, the claim seems inappropriate, if not insulting.

The colonialism described in Joseph Conrad’s Heart of Darkness, Walter Rodney’s How Europe Underdeveloped Africa, and Franz Fanon’s Black Skin, White Maskswas insidious and potent. Yes, there were strong trade and investment relationships, but there was always explicit dominance, exemplified in imposed curricula, curfews, and movement restrictions based on skin color.

In the countries that experienced such colonialism – including my home country, Kenya – the effects can be felt to this day. To call China a colonial power is to diminish the true horrors that were faced by the colonized communities, including by my own relatives, who were detained by the British colonial authorities.
But, beyond the moral obtuseness of the comparison, this approach simply is not useful. To label China a “colonizer” or “benefactor” does little to help us understand the true nature of its relationship with the African continent, let alone other regions such as the Caribbean. And, given the potentially lopsided power dynamics, grasping that relationship is vitally important.

I recently worked with the boutique consultancy ChinaAfricaAdvisory to explore in depth how Chinese actors are operating within some key African countries, including by carrying out revealing cross-country comparisons. Three observations stand out.


First, we found that Chinese state-owned and private companies, government departments, and non-governmental organizations prefer to do business in African countries that have already formalized their ties with China. This is not the way colonialism usually works, for those still insisting on that comparison.

Such formalization often happens through memorandums of understanding, which seem to act as a kind of “gateway” for Chinese actors. For example, Kenya, which has at least 17 such memoranda with Chinese government actors, has attracted a large number of Chinese companies and NGOs for activities like managing special economic zones and spearheading large infrastructure and agricultural projects. Nearby Tanzania and Mozambique each have fewer than ten such agreements, and have attracted less Chinese activity.

The second observation is that Chinese actors do not avoid countries with governments that champion their own citizens’ interests (again, not a typical trait of colonizers). For example, in African countries with strong domestic labor laws, Chinese companies are not just willing to engage in infrastructure and other contracted projects; they also tend to hire more local workers, relative to Chinese labor. A recent McKinsey survey of over 1,000 firms in eight African countries found that almost 90% of their employees were locals.

This can have a powerful impact on the host country. Job creation resulting from construction projects and manufacturing investment is crucial, particularly in countries such as South Africa, Namibia, and St Lucia, where 40% or more of young people are unemployed. The shift toward hiring more local labor is particularly notable, because, as recently as 2015, almost 40% of all Chinese overseas workers were on the African continent.

The third insight revealed by our research relates to the true complexity of Chinese investment decisions. Like any investor, Chinese actors in Africa focus on maximizing returns – and that means seeking fast-growing economies. As a recent Johns Hopkins University briefing showed, the Chinese investment destinations of Tanzania, Ghana, and Kenya have been growing at annual rates above 6%.
But, unlike many other investors, Chinese actors have proved willing to take economic and political risks. Consider South Africa, which has a “comprehensive strategic partnership” with China. Since at least 2003, South Africa has regularly ranked in the top five African recipients of outward direct investment from China, with Chinese ODI continuing to rise, even as South Africa’s economic growth has declined.

Similarly, Angola, the Democratic Republic of Congo, and Zimbabwe – countries with notoriously difficult political environments that typically feature at the bottom of global competitiveness indices – have all been key destinations not just for loans, but also for significant non-financial Chinese investment over the last decade.

While China is no colonizer, African and other governments do have a responsibility to ensure that their relationships with China meet their own development interests and objectives. Given China’s growing global footprint, an ad hoc approach is no longer appropriate.

I would suggest four critical steps.

· First, each government should prepare an in-depth “China plan” that sets out explicitly what its citizens want from Chinese partnerships. Such plans can also support due diligence – for example, exploring China’s relationships with neighboring or other countries at a similar level of development.
· Second, each country should seek out Chinese actors that might help them carry out their China plan. Organizations such as the China-Africa Business Council and others can help facilitate such searches and introductory meetings.

· Third, countries should negotiate memorandums of understanding and contracts on the basis of established best practices. In pursuing such negotiations, African countries should be aware that they actually have a great deal of bargaining powervis-à-vis China, even more than many other developing countries.

 Finally, governments should enlist the help of domestic entities, such as NGOs, in monitoring and reviewing the outcomes of China’s activities, such as those concerning labor standards or environmental performance.

There are still an estimated 389 million Africans living below the poverty line – over half the world’s total. China’s engagement in Africa can help to reduce that number, but only if African countries work to manage their relationships with China strategically, protecting their own interests as they create mutually beneficial arrangements with the Asian giant. Though China is no colonizer, it would be a mistake to assume that its growing global footprint is purely benign.

Hannah Ryder, a former head of policy and partnerships for the United Nations Development Programme in China, is founder and CEO of Development Reimagined.

Scource: Hannah Rider, “The Imperialist People’s Republic of Africa?“, Project Syndicate, 13/07/2017. https://www.project-syndicate.org/commentary/china-investment-africa-power-dynamic-by-hannah-ryder-1-2017-07


Một vài tháng trước, tạp chí New York Times cho đăng trên trang bìa một câu hỏi gây nhiều chú ý “Liệu Trung Quốc có phải cường quốc thực dân mới của thế giới?” Dù ý tưởng cho rằng Trung Quốc là quốc gia thực dân của thế kỷ 21 chẳng mới mẻ gì vì các nhà bình luận đã trao đổi về điều đó cả một thập kỷ nay, nhưng với những người từng trải qua thời kỳ thực dân hay thậm chí nghiên cứu về chủ nghĩa này, tuyên bố này dường như không hợp lý, thậm chí là xúc phạm.

Chủ nghĩa thực dân, như mô tả trong cuốn sách ‘Heart of Darkness’ (Trái tim đen tối) của Joseph Conrad, ‘How Europe Underdeveloped Africa’ (Châu Âu đã hạn chế sự phát triển của châu Phi thế nào) của Walter Rodney và ‘Black Skin, White Masks’ (Da đen, Mặt nạ trắng) của Franz Fanon, rất quỷ quyệt và đầy sức mạnh. Dù tồn tại những mối giao thương và đầu tư mạnh mẽ, thì sự thống trị vẫn hiện diện rõ ràng qua các chương trình giảng dạy, lệnh giới nghiêm và những hạn chế đi lại áp đặt dựa trên màu da.

Ở những quốc gia từng là thuộc địa như đất nước tôi, Kenya, những ảnh hưởng từ thời kỳ này vẫn còn có thể cảm nhận được tới ngày nay. Gọi Trung Quốc là một cường quốc thực dân chính là giảm đi rất nhiều nỗi kinh hoàng thực sự mà cộng đồng các nước bị thuộc địa hóa từng trải qua, trong đó có cả những họ hàng của tôi, những người từng bị chính quyền thuộc địa Anh giam giữ.

Nhưng, ngoài sự khập khiễng về đạo đức trong so sánh, hướng tiếp cận này đơn giản là không hữu ích. Việc gắn mác ‘thực dân’ hay ‘người hào phóng’ cho Trung Quốc chẳng giúp chúng ta hiểu được bản chất thật sự của mối quan hệ của Trung Quốc với châu Phi, chứ đừng nói tới các khu vực khác như vùng Ca-ri-bê. Và nếu xét tới sự chênh lệch sức mạnh giữa hai bên và các động lực đi kèm,  việc hiểu được mối quan hệ này là vô cùng quan trọng.

Gần đây tôi làm việc với một công ty tư vấn nhỏ tên là ChinaAfricaAdvisory để khảo sát sâu về hoạt động của các đối tác Trung Quốc tại một số nước châu Phi chủ chốt, bao gồm cả việc thực hiện các so sánh thú vị giữa các quốc gia. Có ba phát hiện nổi bật.

Thứ nhất, chúng tôi nhận ra rằng các công ty nhà nước và tư nhân, các cơ quan chính phủ và tổ chức phi chính phủ của Trung Quốc thích làm việc với các nước châu Phi đã thiết lập mối quan hệ chính thức với quốc gia này hơn. Đây không phải lối làm việc thường thấy ở chủ nghĩa thực dân, với những ai vẫn khăng khăng về cách so sánh này.

Việc chính thức hóa này thường được thực hiện thông qua các bản ghi nhớ, có vai trò như một kiểu ‘cổng vào’ đối với các đối tác Trung Quốc. Ví dụ, Kenya có ít nhất 17 bản ghi nhớ với các cơ quan chính phủ Trung Quốc, và đã thu hút một lượng lớn các công ty và tổ chức phi chính phủ của nước này tham gia vào các hoạt động như quản lý đặc khu kinh tế và xây dựng các dự án lớn về cơ sở hạ tầng và nông nghiệp. Các quốc gia lân cận như Tanzania và Mozambique có dưới 10 bản ghi nhớ với Trung Quốc thì thu hút ít hoạt động hơn.

Phát hiện thứ hai là các đối tác Trung Quốc không tránh né các quốc gia mà chính phủ bảo hộ cho quyền lợi của công dân nước họ (xin nhắc lại, đây cũng không phải một đặc điểm điển hình của chủ nghĩa thực dân). Ví dụ, ở các nước châu Phi có nội luật về lao động chặt chẽ, các công ty Trung Quốc không chỉ mong muốn tham gia vào các dự án cơ sở hạ tầng và các dự án hợp đồng khác; mà họ còn có xu hướng thuê nhiều nhân công địa phương hơn là lao động Trung Quốc. Một khảo sát gần đây của McKinsey tại hơn 1.000 công ty ở 8 quốc gia châu Phi cho thấy gần 90% nhân công của họ là người sở tại.

Điều này có thể có tác động mạnh mẽ tới nước nhận đầu tư. Tạo việc làm từ những dự án xây dựng và đầu tư sản xuất là vô cùng quan trọng, đặc biệt tại các quốc gia như Nam Phi, Namibia, và St. Lucas, nơi có tới hơn 40% thanh niên thất nghiệp. Hướng chuyển đổi sang thuê nhân công địa phương này đặc biệt đáng chú ý, bởi vì ngay gần đây như năm 2015, gần 40% lao động Trung Quốc ở nước ngoài sống tại châu Phi.

Phát hiện thứ ba từ nghiên cứu của chúng tôi  liên quan tới mức độ phức tạp thật sự trong các quyết định đầu tư của Trung Quốc. Giống với các nhà đầu tư khác, các nhà đầu tư Trung Quốc ở châu Phi tập trung vào tối đa hóa lợi nhuận – điều này nghĩa là phải tìm kiếm các các nền kinh tế tăng trưởng nhanh. Một báo cáo gần đây của Đại học John Hopkins cho thấy những nơi Trung Quốc chọn đầu tư như Tanzania, Ghana và Kenya đều có mức tăng trưởng hàng năm trên 6%.

Nhưng, khác với những nhà đầu tư khác, các nhà đầu tư Trung Quốc đã chứng tỏ họ sẵn sàng chịu rủi ro về kinh tế và chính trị. Hãy xem xét trường hợp của Nam Phi, ‘đối tác chiến lược toàn diện’ của Trung Quốc. Ít nhất kể từ năm 2003, Nam Phi luôn được xếp trong nhóm 5 nước châu Phi đứng đầu về tiếp nhận đầu tư trực tiếp từ Trung Quốc, và số tiền đầu tư từ Trung Quốc tiếp tục tăng lên mặc dù tăng trưởng kinh tế của Nam Phi đã giảm sút.

Tương tự, Angola, Cộng hòa Congo và Zimbabwe – những nước có tiếng xấu về môi trường chính trị phức tạp và thường nằm ở cuối bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu – vẫn luôn là những điểm đầu tư quan trọng của Trung Quốc không chỉ về vốn vay mà còn có các nguồn đầu tư phi tài chính lớn khác trong suốt thập niên vừa qua.

Nhưng dù Trung Quốc không phải thực dân, chính phủ các quốc gia châu Phi và các nơi khác cũng có trách nhiệm bảo đảm rằng mối quan hệ của họ với Trung Quốc phù hợp với lợi ích và mục tiêu phát triển quốc gia. Nếu xét những dấu ấn ngày càng tăng của Trung Quốc trên toàn cầu thì một cách tiếp cận tạm thời đã không còn phù hợp nữa.

Tôi xin kiến nghị 04 bước tiếp cận quan trọng sau:

Thứ nhất, mỗi chính phủ nên chuẩn bị một bản “Kế hoạch Trung Quốc” chuyên sâu chỉ ra một cách rõ ràng mong muốn của người dân từ mối quan hệ đối tác với Trung Quốc. Những kế hoạch như vậy cũng có thể bao gồm việc thẩm tra – thí dụ, tham khảo mối quan hệ của Trung Quốc với các nước láng giềng hoặc các nước có tầm phát triển tương đương khác.

Thứ hai, mỗi quốc gia nên tìm kiếm các nhà đầu tư Trung Quốc có thể giúp họ thực hiện kế hoạch trên. Các tổ chức như Hội đồng Kinh doanh Trung Quốc – châu Phi có thể giúp hỗ trợ, tạo điều kiện cho việc tìm kiếm này và sắp xếp các cuộc gặp giới thiệu.

Thứ ba, các nước nên đàm phán các bản ghi nhớ và hợp đồng trên cơ sở các thông lệ tốt nhất đã được thiết lập. Trong quá trình theo đuổi các cuộc đàm phán này, các nước châu Phi nên nhận thức được họ thực sự có rất nhiều thế mạnh đàm phán với Trung Quốc, thậm chí còn nhiều hơn các quốc gia đang phát triển khác.

Cuối cùng, các chính phủ nên tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức trong nước, như các tổ chức phi chính phủ, trong việc giám sát và đánh giá kết quả hoạt động của Trung Quốc, như các nội dung liên quan tới tiêu chuẩn lao động hoặc tác động môi trường.

Vẫn còn khoảng 389 triệu người dân châu Phi sống dưới mức nghèo – chiếm hơn một nửa tổng số của thế giới. Sự can dự của Trung Quốc đối với châu Phi có thể giúp làm giảm con số này, với điều kiện các nước châu Phi phải nỗ lực quản lý mối quan hệ với Trung Quốc một cách chiến lược, qua đó bảo vệ quyền lợi của chính họ khi thiết lập các dàn xếp đôi bên cùng có lợi với người khổng lồ châu Á này.

Mặc dù Trung Quốc không phải là thực dân nhưng nếu cho rằng dấu chân ngày càng lớn mạnh của quốc gia này trên toàn cầu là hoàn toàn vô hại thì thật sai lầm.

Hannah Ryder, cựu trưởng phòng chính sách và đối tác của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Trung Quốc, là sáng lập viên và giám đốc điều hành tổ chức Development Reimagined.

No comments: