Wednesday, November 29, 2017

China and the Change of Regime in Zimbabwe

China File Conversation published on 27 November 2017 two comments titled "What Does Mugabe's Resignation Mean for China?" by me and Huang Hongxiang, a US-based Chinese journalist. 

I argued that China received a head's up on the removal of Robert Mugabe from power and that China will continue to support the new government under Emmerson Mnangagwa. I also suggested that developments such as the removal of Mugabe test the limits of China's non-interference principle.

Chinese-Built Ethiopia-Djibouti Railway Now Operating (French and English)

The Oxford Business Group published on 27 November 2017 an article titled "Commercial Operations Under Way on Djibouti-Ethiopia Railway."

The 750-kilometer long Chinese-built railway between Addis Ababa and the port of Djibouti began operating commercially on 8 November 2017. This should significantly improve the movement of freight between Ethiopia and Djibouti.

China and Zimbabwe Are Still "Good Brothers"

The Diplomat published on 28 November 2017 a commentary titled "China and Zimbabwe Are Still 'Good Brothers'" by Charlotte Gao.

Chinese President Xi Jinping's recent congratulatory message to Zimbabwe's new president, Emmerson Manangagwa, made clear that China is happy to maintain a close relationship with Zimbabwe no matter who takes the office as president. Mnangagwa, who trained in China and studied China's communist ideology in Beijing, bodes well for friendly China-Zimbabwe relations.

Tuesday, November 28, 2017

Sự hình thành cục diện địa chính trị mới tại Đông Á và vai trò của nước Nga

Viện  sỹ Michael L. Titarenko
Viện Nghiên cứu Viễn Đông, Viện Hàn lâm khoa học Nga
Tóm tắt: Khu vực Đông Á hiện đang trở thành một trung tâm mới trong nền kinh tế và chính trị thế giới. Khu vực này liên quan trực tiếp đến sự trỗi dậy của Trung Quốc và sự thể hiện của nước này trên trường quốc tế với tư cách là một cường quốc. Tác giả chứng minh sự năng động và tính mâu thuẫn của các quá trình chính trị xã hội tại khu vực vẫn chưa "yên bình" này trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự thay đổi của toàn bộ hệ thống quan hệ quốc tế, trong bối cảnh trật tự thế giới do Hoa Kỳ thiết lập sau Chiến tranh Lạnh là quá khứ. Tác giả đặc biệt chú ý tới vai trò và vị trí của nước Nga tại Đông Á.
Từ khóa: Địa chính trị, châu Á-Thái Bình Dương, Đông Á, trật tự quốc tế, Trung Quốc, quan hệ đối tác chiến lược, Hoa Kỳ, Nhật Bản, ASEAN

Nghiên cứu địa chính trị đã trở thành việc làm thường xuyên trong giới khoa học. Dường như địa chính trị được đề cập thường xuyên hơn so với các khái niệm được chấp nhận trước đây như "chính sách đối ngoại ", "quan hệ quốc tế", "tình hình quốc tế." Trong khi đó, bản chất của học thuyết địa chính trị là tình trạng địa lý xác định lợi ích dân tộc và chính sách của các quốc gia. Song hiện tại, trong bối cảnh toàn cầu hóa và cuộc cách mạng thông tin, kinh tế, tài chính, thương mại, đầu tư, công nghệ mới.. lại gắn bó mật thiết với nhau tại tất cả các châu lục. Trung Quốc lại có kim ngạch thương mại với Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ lớn hơn nhiều so với nước Nga, nước mà Trung Quốc có 5000 km đường biên giới chung. Còn về an ninh, các xung đột cục bộ, đương nhiên vẫn luôn gắn với địa lý. Nhưng nếu xem xét các mối đe dọa của một cuộc chiến tranh lớn, chưa kể đến hạt nhân thì địa lý ở đây hầu như không đóng một vai trò nào hết. Các phương tiện chiến lược, tên lửa liên lục địa không nhận ra bất kỳ địa chính trị nào.
Những năm gần đây, tình hình quốc tế tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã diễn ra quá trình biến đổi sâu sắc. Những yếu tố quan trọng dẫn đến sự thay đổi này là sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc, sự nổi lên của một loạt quốc gia đang phát triển khác, ví như sự hồi sinh
sức mạnh của Nga, nỗ lực mạnh mẽ của Nhật Bản để trở thành một quốc gia "bình thường" không bị bất kỳ hạn chế nào trong lĩnh vực quân sự. Tất cả điều này đang diễn ra trong bối cảnh vị thế của Mỹ trong khu vực suy yếu đáng kể, bất chấp tuyên bố chính sách "trở lại" châu Á -Thái Bình Dương của Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Bài viết sẽ đề cập đến những thay đổi về địa chính trị trong hệ thống quan hệ quốc tế tại khu vực Đông Á những năm gần đây.
1. Những thay đổi kiến tạo trong hệ thống quan hệ quốc tế toàn cầu

Sau sự sụp đổ của Liên Xô, thay cho hệ thống quốc tế với trung tâm chi phối quyền lực là Mỹ, một trật tự thế giới mới đa cực hay đúng hơn là đa trung tâm và đa dạng đang được hình thành. Trong thế giới này, mặc dù Mỹ vẫn duy trì được vị thế quan trọng, và trong một lĩnh vực nào đó có vị thế hàng đầu, nhưng đã không giữ được sự vượt trội rõ ràng như họ từng nắm giữ trong suốt những năm 1990.
Điều này được thể hiện qua sự thất bại trong các kế hoạch thiết lập sự thống trị của Mỹ tại Afghanistan, Iran, Libya, cũng như cuộc khủng hoảng mới phát sinh trong quan hệ quốc tế liên quan đến sự thống nhất Crimea vào nước Nga và những sự kiện ở Đông Ukraine. Cuộc khủng hoảng đã chứng minh rằng, Mỹ đã bất lực, không thể đối phó được với mong muốn mang tính quy luật của các quốc gia mới nổi, đó là khẳng định quan điểm chiến lược của mình về một trật tự thế giới mới khác với quan điểm của Mỹ, một thế giới công bằng hơn, dân chủ hơn và sự lựa chọn phát triển nội bộ của họ.

Một trật tự thế giới mới đang hình thành với rất nhiều khó khăn sẽ không phải là trật tự thế giới đơn cực hay lưỡng cực hoặc thậm chí là đa cực, mà là một trật tự thế giới đa dạng. Sự khác biệt chính so với thế giới đa cực là ở chỗ các quốc gia phụ thuộc lẫn nhau ở mức cao chưa từng có, phức tạp hơn và phong phú hơn so với ở châu Âu vào thế kỷ XX. Trật tự này đem lại cơ hội tuyệt vời cho các nước trong khu vực sử dụng những đặc thù riêng của mình. Lợi thế, chủ nghĩa thực dụng hình thành nên các liên minh quốc gia khác nhau về lợi ích nhưng không dẫn đến sự hỗn loạn như một số chính trị gia Mỹ từng khẳng định, mà ngược lại mở ra những cơ hội hợp tác và cùng phát triển.
Ngay cả các cơ quan tình báo Mỹ cũng đã đề cập đến sự kết thúc cận kề của trật tự thế giới xuất hiện sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh. Báo cáo dự báo (thứ năm) về xu hướng và viễn cảnh phát triển của thế giới của cơ quan an ninh quốc gia Mỹ (DNI) năm 2012-2013 đã đưa ra dự báo về phát triển của hệ thống toàn cầu đến năm 2030(1).  Đó là qua 15-20 năm nữa, các quốc gia lớn nhất, bao gồm cả Mỹ, Trung Quốc và các cường quốc khác, sẽ không đủ khả năng phát huy ảnh hưởng của mình trên khắp toàn cầu. Không một quốc gia nào trên thế giới, kể cả Mỹ, về nguyên tắc, có thể trở thành một thế lực bá quyền. “Pax Americana” hay kỷ nguyên độc quyền thống trị của Mỹ trong chính trị thế giới, bắt đầu từ sự sụp đổ của Liên Xô, sẽ vĩnh viễn đi vào quá khứ. Các trung tâm quyền lực mới, trước đây chưa hề đóng một vai trò quan trọng nào đang xuất hiện và mạnh lên trên trường quốc tế. Giai đoạn toàn cầu hóa hiện tại đã dẫn đến các tình huống không thể đoán định trước. Đó là do sự tăng trưởng bùng nổ của lực lượng sản xuất tại các khu vực mà hàng thế kỷ trước đây vẫn còn lạc hậu, thuộc giai đoạn phát triển tiền công nghiệp. Các nước đang phát triển trước kia là các nhà cung cấp nguyên vật liệu và lao động giá rẻ, hiện nay đã trở thành công xưởng của thế giới và là người tiêu dùng chủ yếu các nguồn tài nguyên năng lượng và thực phẩm. Sự phân công lao động trước đây giữa chính quốc phương Tây và các thuộc địa cũ đã lùi xa vào quá khứ. Ý tưởng về một thế giới đa cực đã hiện thực hoá dưới hình thức của nhiều trung tâm quyền lực kinh tế.
Dưới ảnh hưởng của toàn cầu hóa, xu hướng nổi bật trong quan hệ quốc tế là hội nhập khu vực hoặc sự kích hoạt của các quá trình hội nhập tại các khu vực khác nhau của thế giới. Mặc dù chúng xảy ra chủ yếu ở cấp độ khu vực, nhưng tự thân hiện tượng này lại mang tính toàn cầu và đang trở thành một yếu tố ngày càng quan trọng trong phát triển của thế giới. Trên thế giới, gần như không còn quốc gia nào không là thành viên của ít nhất một hoặc nhiều tổ chức khu vực. Toàn cầu hóa và khu vực hóa là những xu hướng có quan hệ với nhau, bổ sung cho nhau nhưng đồng thời lại mâu thuẫn với nhau. Khu vực hóa tạo điều kiện để các nước phát triển tham gia vào toàn cầu hóa một cách nhẹ nhàng, không cảm thấy quá nhiều áp lực từ các công ty đa quốc gia hùng mạnh. Khu vực hóa đem lại nhiều lựa chọn hơn để các nước đang phát triển tránh được những tác động tiêu cực của toàn cầu hóa và giữ gìn bản sắc dân tộc. Một trong những ví dụ thành công nhất về hội nhập khu vực của các nhóm liên kết khu vực bên ngoài châu Âu trong vòng nửa thế kỷ qua là Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á – ASEAN.
  2. Sự chuyển dịch trung tâm kinh tế và chính trị thế giới sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương
Các xu hướng chính trong phát triển của thế giới đương đại là sự chuyển dịch chưa từng có trong lịch sử trung tâm kinh tế và chính trị thế giới sang khu vực phía Đông của “châu Á mới”. Báo cáo nêu trên của cơ quan an ninh quốc gia Mỹ cho rằng, đến năm 2030, châu Á sẽ trở thành thủ lĩnh trên trường quốc tế. Do đó, kỷ nguyên trỗi dậy lịch sử của phương Tây sẽ kết thúc. Khi đó về tác động toàn cầu, dựa vào mức độ GDP, dân số, quy mô chi phí quân sự, đầu tư công nghệ, châu Á sẽ vượt qua Bắc Mỹ và châu Âu, còn Trung Quốc sẽ trở thành cường quốc kinh tế hàng đầu, vượt qua cả Hoa Kỳ(2).
Trật tự khu vực tại Đông Á được thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ II và thay đổi vào đầu những năm 1970, dựa trên hai trụ cột là sự hoà giải giữa Trung Quốc và Mỹ diễn ra năm 1972, và hệ thống các liên minh quân sự song phương do Mỹ đạo diễn ngay từ đầu những năm 1950. Thích ứng với môi trường xung quanh đã đảm bảo cho 30 năm tăng trưởng liên tục của Trung Quốc, quốc gia đã hoàn toàn thay đổi cán cân quyền lực tại Đông Á. Đồng thời, hệ thống các liên minh quân sự do hai nước tạo ra đảm bảo cho Mỹ tự do hàng hải ổn định và làm chủ ở Tây Thái Bình Dương.

Tuy nhiên, trật tự này có nhiều điểm yếu. Thứ nhất, nó dựa trên lợi ích chung đấu tranh chống lại Liên Xô. Ngay sau khi Liên Xô sụp đổ, quan hệ của Trung Quốc với Mỹ đã bị đe dọa. Trung Quốc đã không còn là một đối tác chiến lược của Mỹ và trở nên “khác” hẳn về  ý thức hệ, từ đó nảy sinh các vấn đề cần được giải quyết. Ở một ý nghĩa nào đó, Trung Quốc đã lấp vào chỗ của Liên Xô. Thứ hai, toàn bộ hệ thống các liên minh quân sự của Mỹ tại Tây Thái Bình Dương là nhằm kiềm chế Trung Quốc đã xuất hiện vào những năm 1950. Thứ ba, Trung Quốc từ lâu vẫn là một sức mạnh hoàn toàn lục địa, còn Mỹ đã luôn là một cường quốc hải quân. Ngay sau khi Trung Quốc tập trung vươn lên thành một cường quốc lục địa và cường quốc biển  thì khó có thể tránh được xung đột lợi ích với Mỹ và các quốc gia ven biển khác trong khu vực.
     3. Rủi ro địa chính trị và tiềm năng xung đột ở Đông Á

Cùng với sự chuyển dịch trung tâm phát triển của kinh tế và chính trị thế giới sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương là sự chuyển dịch đến đây cả những mâu thuẫn giữa các đối thủ hàng đầu trong nền chính trị thế giới. Cạnh tranh kinh tế giành giật thị trường, nguồn vốn đầu tư và nguồn lực trở nên gay gắt hơn.  Sự cạnh tranh chính trị  giành điều kiện phát triển đối ngoại thuận lợi, để đảm bảo an ninh, giành uy tín quốc tế và khả năng ảnh hưởng đến cấu trúc khu vực mới đang hình thành cũng gia tăng.
Tại khu vực vẫn tồn tại hai mối đe dọa an ninh. Trước hết là an ninh truyền thống với các mối đe dọa quân sự, tranh chấp lãnh thổ, chạy đua vũ trang, phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt. Chính các nước Đông Á là những nước phát triển tiềm năng quân sự nhanh nhất. Tổ hợp các mối đe dọa phi truyền thống gồm khủng bố và cướp biển, tội phạm xuyên quốc gia, thảm họa môi trường và tự nhiên, thảm họa do con người, buôn bán ma túy, di cư bất hợp pháp, các vấn đề an ninh lương thực và năng lượng.
Vấn đề đoàn kết dân tộc hay thống nhất hai bộ phận của Trung Quốc (Trung Quốc Đại lục và Đài Loan) vẫn là một trong những vấn đề phức tạp nhất của khu vực. Sự lựa chọn các giải pháp có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với toàn bộ khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Căng thẳng ở eo biển Đài Loan vẫn còn và sẽ tiếp tục trong thời gian tới. Việc tăng cường sức mạnh của không quân và hải quân của quân đội Trung Quốc sẽ thay đổi toàn bộ tình hình tại eo biển Đài Loan và buộc Mỹ cùng với các đồng minh của họ tại Đài Loan xem xét lại toàn bộ chiến lược quốc phòng của mình.
Quan hệ Trung - Nhật có thể sẽ là nguồn gốc thực sự của cuộc xung đột. Trung Quốc và Nhật Bản là những đấu thủ chính tại Đông Á. Sự căng thẳng giữa hai nước liên quan đến tranh chấp quần đảo Điếu Ngư (trong tiếng Trung) Senkaku (trong tiếng Nhật). Cuộc tranh chấp không chỉ liên quan đến các nguồn tài nguyên khoáng sản và các tuyến đường biển, mà còn vì uy tín quốc gia. Tinh thần chống Nhật mạnh mẽ ở Trung Quốc còn gắn liền với ký ức dai dẳng về những tội ác của quân xâm lược Nhật Bản tại Trung Quốc.
  Ngoài ra, tình hình Đông Bắc Á còn phức tạp bởi những căng thẳng thường xuyên trên bán đảo Triều Tiên, và mong muốn làm chủ vũ khí hạt nhân của CHDCND Triều Tiên.
Các sự kiện gần đây trong khu vực Đông Nam Á cũng tạo ra nhiều vấn đề nghiêm trọng. Những mâu thuẫn xung quanh tranh chấp lãnh thổ có thể dẫn đến xung đột vũ trang đang tăng lên trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng quyền lực địa chính trị. Quan hệ Trung-Việt trở nên nghiêm trọng bởi cuộc khủng hoảng mùa hè năm 2014 khi Trung Quốc hạ đặt  trái phép giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam gần quần đảo Hoàng Sa, sự mất tích của máy bay chở khách Malaysia MH370 ở Ấn Độ Dương chưa được giải quyết, cuộc đảo chính ở Thái Lan, chiến sự chống lại các dân tộc thiểu số Hồi giáo ở Myanmar, tình trạng bất ổn chính trị tại Campuchia… Tất cả những sự kiện này cùng với nạn cướp biển ở eo biển Malacca, các hoạt động khủng bố của lực lượng ly khai ở miền Nam Thái Lan, Indonesia và Philippines đòi hỏi xem xét lại quan điểm cho rằng khu vực này như là một ốc đảo của hòa bình và ổn định.
  Vấn đề chính về an ninh tại Đông Á nói chung vẫn là các tranh chấp lãnh thổ tại biển Hoa Đông và Biển Đông, mà để giải quyết phải cần đến một thời gian dài và ý chí chính trị của tất cả các bên liên quan. Vấn đề tranh chấp chủ quyền các đảo và an toàn hàng hải tại Biển Đông hết sức phức tạp bởi phạm vi mâu thuẫn rộng, với nhiều nước đã tham gia hoặc có khả năng tham gia vào cuộc tranh chấp lãnh thổ này. Hoa Kỳ và Nhật Bản, những nước có lợi ích chiến lược và kinh tế quan trọng trong khu vực đã chủ động can dự vào cuộc tranh chấp này.

Việc gia tăng quân sự tại Biển Đông chắc chắn sẽ dẫn đến các sự cố và xung đột vũ trang với nhiều khả năng phát triển thành xung đột, mà trong điều kiện nhất định, có thể mở rộng cả về thành phần lẫn số lượng tham gia cũng như về không gian bao phủ.
Ở Trung Quốc, Đài Loan, Philippines và Việt Nam, luật pháp coi các đảo là một bộ phận lãnh thổ quốc gia. Các đảo đã trở thành biểu tượng quốc gia, thậm chí là điều kiện nhất định cho tính chính danh của chính phủ, và phải bảo vệ những hòn đảo “bằng mọi giá”. Điều này làm cho tình hình trở nên phức tạp, khó lường và khó giải quyết.
Một thay đổi lớn trong tình hình địa chính trị tại Đông Á những năm gần đây là việc sử dụng có chọn lọc và từng  phần của luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc năm 1982 về Luật Biển (UNCLOS), và đáng lo ngại hơn là sự sẵn sàng sử dụng các lực lượng vũ trang để khẳng định quan điểm của mình. Từ năm 2009, Trung Quốc bắt đầu cho thấy, các lược lượng vũ trang gia tăng mạnh của Trung Quốc đã đủ khả năng áp dụng “quyền lực cứng”, đầu tiên là chống lại Việt Nam và Philippines tại Biển Đông, sau đó là chống lại Nhật Bản tại biển Hoa Đông. Sự leo thang căng thẳng ở cả hai vùng biển đã biến chúng thành các “điểm nóng” của hành tinh. 

(Còn nữa)

"Một vành đai một con đường" - Nấc thang mới trong cạnh tranh chiến lược Trung Mỹ

Tóm tắt: Những năm gần đây, sự cạnh tranh giữa Trung Quốc và Mỹ ngày càng khốc liệt, thể hiện trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, hình thái ý thức, thể chế, an ninh và địa chính trị. Ý tưởng xây dựng “Vành đai kinh tế con đường tơ lụa”(SREB) và “Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ XXI”(MSR) (gọi tắt là “Một vành đai, một con đường” (OBOR) do ông Tập Cận Bình đề xướng được coi là một kế hoạch dài hơi để ứng phó với chiến lược “xoay trục” và cơ chế TPP của Mỹ. Chiến lược “Một vành đai, một con đường” ra đời đã đẩy cạnh tranh Trung – Mỹ lên một nấc thang mới, nếu viễn cảnh mơ ước này trở thành hiện thực thì sẽ là một bước chuyển tiếp mềm mại cho quá trình chuyển giao quyền lực để sắp xếp lại bàn cờ chính trị thế giới. Bài viết từ góc độ phân tích sự giằng co trong vai trò điều khiển luật chơi quốc tế qua chiến lược “xoay trục” và sáng kiến OBOR, ý đồ chiến lược trong việc triển khai OBOR để  làm nổi bật đặc điểm, tính chất của quan hệ Trung - Mỹ. Người viết cho rằng, cạnh tranh trong ràng buộc vẫn tiếp tục là xu thế chính của quan hệ Trung-Mỹ trong tương lai.
Sức mạnh tổng hợp quyết định vị trí quốc tế. Cùng với việc thực lực của Trung Quốc không ngừng tăng lên và thực lực của Mỹ lại giảm đi tương đối, Trung Quốc trở thành quốc gia duy nhất trên thế giới hiện nay có khả năng thách thức vị trí bá chủ của Mỹ. Có rất nhiều quốc gia đã đưa ra nhận định, Trung Quốc hoặc là sẽ thay thế, hoặc là đang thay thế vị trí của Mỹ để trở thành nước lớn siêu cường dẫn đầu thế giới. Trung tâm nghiên cứu Pew thuộc kho trí tuệ Hoa Kỳ đã chứng thực rằng, quan điểm này rất phổ biến tại Tây Âu, thông qua công trình nghiên cứu điều tra dân ý thế giới. Những năm gần đây, sự cạnh tranh giữa Trung Quốc và Mỹ ngày càng khốc liệt, thể hiện trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, hình thái ý thức, thể chế, an ninh và địa chính trị. Ý tưởng xây dựng “Vành đai kinh tế con đường tơ lụa”(SREB) và “Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ XXI”(MSR) (gọi tắt là “Một vành đai, một con đường” (OBOR)  do ông Tập Cận Bình- Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đề xướng được coi là một kế hoạch dài hơi để ứng phó với chiến lược “xoay trục” và cơ chế TPP (Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương) của Mỹ. Chiến lược “Một vành đai, một con đường” ra đời đã khiến cho cạnh tranh Trung – Mỹ càng trở nên quyết liệt và nếu viễn cảnh mơ ước này trở thành hiện thực thì sẽ là một bước chuyển tiếp dịu dàng cho quá trình chuyển giao quyền lực để sắp xếp lại bàn cờ chính trị thế giới.

1.        Từ “giấu mình chờ thời” đến “tạo dấu ấn riêng”- giằng co với Mỹ trong vai trò điều khiển luật chơi quốc tế

Kể từ khi lên nắm quyền đến nay, bản thân ông Tập Cận Bình đã “tạo dấu ấn” cá nhân hết sức riêng biệt.  Từ những bài hát lãng mạn, những câu chuyện hấp dẫn về mối tình giữa ông Tập và bà Bành được coi là một “hiện tượng” bùng nổ  mạng internet tại Trung Quốc, đến chính sách chống tham nhũng “đả hồ diệt ruồi” quyết liệt và những hành động gây hấn trên Biển Đông…, tất cả đều nhằm mục đích tập trung quyền lực và xây dựng hình ảnh cá nhân lãnh đạo khác biệt của ông Tập Cận Bình, đồng thời ngầm tuyên bố với thế giới rằng: Trung Quốc đã là một nước lớn và sẽ thể hiện tư thế của một nước lớn. Dưới sự lãnh đạo của Tập Cận Bình, Trung Quốc đã nói lời từ biệt với lời giáo huấn “giấu mình chờ thời” của vị lãnh đạo tiền bối Đặng Tiểu Bình  được kiên trì thực hiện trong suốt mấy chục năm qua, mà chính thức bước sang giai đoạn “tạo dấu ấn riêng”. Trong suốt thời gian dài cải cách, Trung Quốc thực hiện chiến lược “đi nhờ xe”(1) của Mỹ để rút ngắn đoạn đường và thời gian phát triển của mình. Gần 40 năm tiến hành cải cách mở cửa, Trung Quốc định vị mình là nước đang phát triển, cộng với việc thực hiện chiến lược “đi nhờ xe”, nên Trung Quốc vô hình chung tiếp nhận và tuân thủ các quy tắc và luật chơi quốc tế với vai trò là nước “ tham gia”, nước “đi theo”, mưu cầu hưởng lợi tối đa từ sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu. Ý tưởng “Một vành đai, một con đường” được đưa ra trong hoàn cảnh thực lực nước Mỹ đang suy giảm một cách tương đối, Trung Quốc đang muốn “tạo dấu ấn riêng” bằng cách từ một “kẻ đi theo” trở thành “người dẫn dắt” luật chơi quốc tế, thông qua triển khai thực hiện chiến lược này để đưa ra và áp dụng những quy tắc đầu tư, thương mại mới đối với các nước xung quanh vừa phù hợp với lợi ích bản thân, vừa khẳng định mình với vai trò là một nước lớn “có trách nhiệm” trong khu vực. Tháng 8-2014 trong chuyến thăm Mông Cổ, Tập Cận Bình bày tỏ “hoan nghênh” các nước cùng đi chuyến tàu phát triển của Trung Quốc, dù cho đó là tàu nhanh hay tàu chậm, với “mong muốn” mang đến nhiều cơ hội và không gian phát triển cho các quốc gia khác. Điều này cho thấy, đi kèm với chiến lược “Một vành đai, một con đường” sẽ là hàng loạt các quy tắc ứng xử cũng như các định chế về thương mại đầu tư mới được áp dụng với các nước tham gia.
Đáng chú ý là Ngân hàng đầu tư hạ tầng châu Á (AIIB) do Tập Cận Bình đề xướng(2) thành lập vào cuối năm 2013 trong khuôn khổ của chiến lược “Một vành đai, một con đường”. AIIB được coi là một định chế tài chính, mang tính cạnh tranh với Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) và Ngân hàng thế giới (WB), trong lĩnh vực hỗ trợ xây dựng hạ tầng cho các quốc gia châu Á. Trung Quốc tuyên bố lập nguồn vốn pháp định ban đầu của AIIB là 100 tỷ USD, trong đó nước chủ nhà sẽ nắm giữ 25-30% cổ phần; Ấn Độ là cổ đông lớn thứ hai, với 10-15% cổ phần; Đức dự kiến sẽ có 4,1% cổ phần và trở thành cổ đông lớn thứ tư, sau Trung Quốc, Ấn Độ và Nga; Úc cũng tuyên bố sẽ góp 719 triệu USD trong 5 năm và trở thành cổ đông lớn thứ 6 của AIIB(3). Sự ra đời của AIIB là kết quả của việc Trung Quốc không có tiếng nói quan trọng trong một số định chế tài chính quốc tế và khu vực như IMF hay ADB. Bất chấp sự quay lưng và phản ứng trái chiều của Mỹ, các nước cơ bản đều ủng hộ và tích cực tham gia AIIB do sức quyến rũ về lợi ích mà Ngân hàng này đem lại. Đến tháng 4-2014, số thành viên sáng lập AIIB đã là 21 quốc gia. Một năm sau, vào ngày 29-6, số nước tham gia lễ ký Điều lệ hoạt động của AIIB đã tăng đến con số 57, trong đó có 37 nước đến từ châu Âu và toàn bộ 10 thành viên ASEAN. Trung Quốc đã thông qua hành động cụ thể và kịp thời để chứng tỏ với Mỹ  rằng Trung Quốc đã đủ lực và đủ thế để tự lập ra một định chế tài chính quốc tế mới. Một điều nữa cần nhấn đến, đó là trong bối cảnh ADB và WB không có khả năng đáp ứng nhu cầu phát triển hạ tầng của các quốc gia trong khu vực, thì sự ra đời của AIIB như một nút gỡ, một điểm tựa đáng kể. Thắng lợi ban đầu của AIIB là với 57 thành viên tham gia, đã khiến thái độ của Mỹ trở nên mềm mại hơn nhiều, cho dù Mỹ vẫn không ngừng tỏ ra nghi ngại về tính chuyên nghiệp và độ minh bạch của AIIB. Bên cạnh đó, Trung Quốc còn tuyên bố thành lập Quỹ Con đường tơ lụa (Silk Road Fund), trị giá 40 tỷ USD, với nguồn vốn huy động từ Cục dự trữ ngoại tệ Trung Quốc, Công ty trách nhiệm hữu hạn đầu tư Trung Quốc, Ngân hàng xuất nhập khẩu Trung Quốc và Ngân hàng khai phát nhà nước, chủ yếu là nguồn vốn mang tính chính sách quốc gia(4). Đây là loại quỹ đầu tư khai phát, được thành lập trên nguyên tắc thị trường hóa, quốc tế hóa, chuyên nghiệp hóa, theo “Luật công ty nước CHND Trung Hoa”. Mục đích căn bản của Quỹ Con đường tơ lụa là hỗ trợ tìm kiếm cơ hội đầu tư và cung ứng dịch vụ đầu tư tài chính trong tiến trình xây dựng kế hoạch “Một vành đai, một con đường”.

Như vậy, thông qua việc thành lập AIIB và Quỹ con đường tơ lụa theo phương châm đầy lý tưởng là xây dựng “cộng đồng chung vận mệnh”, Trung Quốc đã đưa ra chế định tài chính mới đối trọng với WB, IMF và ADB do Mỹ chi phối, mà ở đó tiếng nói của Trung Quốc là vô cùng yếu ớt. Điều này cũng khiến cho dư luận Mỹ ngày càng lo lắng về một Trung Quốc đang thách thức vai trò lãnh đạo trật tự thế giới của mình bằng việc dẫn dắt thế giới đi theo những quy tắc và luật chơi do họ đặt ra. Tổng thống Obama trong bản Thông điệp Liên bang hồi đầu năm 2015 đã nhấn mạnh: Những quy tắc thương mại trong thế kỷ 21 phải do nước Mỹ đặt ra chứ không phải đến từ Trung Quốc. Mỹ cũng là quốc gia quay lưng dứt khoát nhất với sáng kiến “Một vành đai, một con đường” của Trung Quốc. Theo Tạp chí Wall Street thì tháng 11-2014, Mỹ đã tích cực vận động hành lang để chống lại kế hoạch thành lập AIIB, bao gồm cả cuộc hội đàm điện thoại với 7 quốc gia công nghiệp hàng đầu thế giới(5) với lý do hoài nghi về tính minh bạch của AIIB khi đưa vào vận hành. Qua sự hiện diện và triển khai của chiến lược “Một vành đai, một con đường” có thể thấy, xu thế giằng co trong vai trò điều khiển luật chơi quốc tế của cặp nước lớn này sẽ ngày càng mạnh mẽ trong thời gian tới.

2.        Dải lụa nối Đông Tây- lời đáp trả cho chiến lược “Tái cân bằng châu Á”
Trong khi Trung Quốc tập trung vào phát triển kinh tế và ráo riết tăng cường phạm vi ảnh hưởng trên bản đồ chính trị quốc tế thì Mỹ dường như tốn nhiều tâm sức cho công cuộc chống khủng bố toàn cầu và sa lầy vào những cuộc chiến tranh cục bộ trong nhiều năm qua. Để củng cố vai trò của mình tại khu vực châu Á đầy tiềm năng, trong bối cảnh Trung Quốc đang trỗi dậy, tháng 7-2009, Ngoại trưởng Mỹ Hillary tuyên bố Mỹ “đang trở lại Đông Nam Á”. Tiếp đó, tháng 10-2011, bà Hillary lại tiếp tục đề cập tới việc “xoay trục” chiến lược ngoại giao và quân sự của Mỹ sang khu vực châu Á – Thái Bình Dương, như khúc nhạc dạo đầu cho “Thế kỷ Thái Bình Dương” của nước Mỹ. Điều đó góp phần đáng kể tạo ra những cơ hội lớn cho nước Mỹ, không chỉ ở việc khuếch trương tầm ảnh hưởng an ninh – chính trị, duy trì các căn cứ quân sự, mà còn có khả năng tăng cường đầu tư, thương mại trong khu vực(6). Chiến lược “xoay trục” tập trung vào 6 vấn đề chính: Tăng cường sức mạnh cho các liên minh của Mỹ, tạo trụ cột duy trì hòa bình và an ninh trong khu vực; cải thiện quan hệ với các đối tác và các cường quốc đang nổi lên trong khu vực, trong đó Trung Quốc là đối tác và đối tượng quan trọng nhất; tăng cường hợp tác kinh tế bằng việc thúc đẩy TPP, tạo nên vành đai kinh tế lớn nhất thế giới; tăng cường tham dự các thể chế khu vực và thúc đẩy các giá trị toàn cầu; và tăng cường sự hiện diện quân sự của Mỹ tại khu vực này (mục tiêu quan trọng nhất)(7).. Nằm trong Chiến lược “Tái cân bằng châu Á” của Mỹ, có hai điểm mấu chốt khiến Trung Quốc lo ngại nhất, đó là: Mỹ tích cực thúc đẩy tiến trình đàm phán đi đến thực hiện chính thức TPP và Mỹ can dự vào vấn đề lãnh hải trên biển Hoa Đông và Biển Đông.
Về kinh tế: TPP được coi là thỏa thuận toàn diện, bao quát tất cả các khía cạnh chính của một hiệp định thương mại tự do. Tháng 8-2008, Mỹ kết thúc tiến trình đàm phán tham gia Hiệp định và trở thành người dẫn đầu, với mong muốn sử dụng TPP như một thể chế hợp nhất các nền kinh tế trong khu vực, có khả năng đối trọng với sự trỗi dậy về kinh tế của Trung Quốc. Mặc dù tiến trình đàm phán và tham gia TPP diễn ra chậm chạp, nhưng sự hiện diện của Hiệp định này trở thành nhân tố thách thức tiềm tàng đối với tham vọng dẫn dắt nền kinh tế khu vực của Trung Quốc. 

Về an ninh chính trị: Với tiêu chí củng cố và khuếch trương quyền lực ở châu Á – Thái Bình Dương, Mỹ chú trọng hỗ trợ và hợp tác chặt chẽ với các nước đồng minh hoặc thân cận như Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Philippines, bởi đây là các nước đóng vai trò chủ chốt trong tiến trình “xoay trục” của Mỹ. Trong đó, Nhật Bản là đồng minh quan trọng nhất của Mỹ tại Đông Bắc Á và Philippines là đồng minh quan trọng nhất của Mỹ ở Đông Nam Á. Tháng 10-2013, Mỹ chính thức khởi động lại đàm phán Hiệp định hợp tác phòng vệ Mỹ - Nhật và tuyên bố hai bên sẽ liên kết tạo dựng diễn đàn hợp tác quốc tế nhằm tiếp tục đóng góp cho khu vực châu Á – Thái Bình Dương và các khu vực khác trên thế giới. Điều đó đồng nghĩa với việc Trung Quốc sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức gay gắt hơn trong các vấn đề an ninh khu vực. Bên cạnh đó, Washington và Manila đã bước vào giai đoạn đàm phán cuối cùng, nhằm ký kết một hiệp định quân sự mới. Theo đó, quân đội Mỹ được sử dụng nhiều hơn nữa các cảng và sân bay quân sự của đồng minh”(8); Mỹ sẽ tăng cường tập trận chung và giúp Philippines tiến hành hiện đại hóa quân sự. Cuối tháng 10 năm 2015, quân đội Mỹ lần đầu tiên điều động tàu khu trục tên lửa USS Lassen tiến hành tuần tra trong 12 hải lý của đảo đá Xu Bi, Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam) hiện đang bị Trung Quốc chiếm đóng và xây dựng đảo nhân tạo. Những động thái này đương nhiên gây khó khăn nhiều hơn cho Trung Quốc trước mục tiêu xây dựng cường quốc biển, theo nghĩa thực hiện vai trò bá chủ Biển Đông.
Trong bối cảnh đó, chiến lược “Một vành đai, một con đường” được xem là một hành vi đối trọng với chương trình “xoay trục” của Mỹ, với nội dung phong phú hơn, quy mô rộng lớn hơn và sức cắm rễ sâu hơn. Hướng đi trọng điểm của “Vành đai kinh tế con đường tơ lụa” là nối thông Trung Quốc qua Trung Á, Nga tới châu Âu (Biển Baltic); Trung Quốc qua Trung Á, Tây Á đến Vịnh Ba Tư, Địa Trung Hải và Trung Quốc qua Đông Nam Á, Nam Á đến Ấn Độ Dương. Hướng đi trọng điểm của “Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ XXI” là khởi đầu từ các bến cảng ven biển của Trung Quốc xuyên qua Biển Đông đến Ấn Độ Dương, kéo dài tới châu Âu; từ các bến cảng ven biển của Trung Quốc xuyên qua Biển Đông đến Nam Thái Bình Dương(9). Mục tiêu chiến lược lâu dài của “Một vành đai, một con đường” là kết nối Trung Quốc với toàn bộ các châu lục, các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia dọc tuyến đường, trên tất cả các phương diện: xây dựng hạ tầng, đầu tư thương mại, văn hóa du lịch, an ninh chính trị, quân sự, ngoại giao v.v… “Một vành đai, một con đường” men theo các tuyến đường quốc tế lớn, lấy các thành phố trung tâm ven biển làm trụ cột, dùng các khu công nghiệp kinh tế thương mại trọng điểm làm kênh hợp tác, tạo dựng những hành lang hợp tác kinh tế lớn quan trọng như: Trung Quốc – Pakistan; Trung Quốc – Bangladesh –Myanmar - Ấn Độ; Trung Quốc – Trung Á – Tây Á và Trung Quốc – bán đảo Đông Dương. Trong ý tưởng của mình, Trung Quốc coi “Một vành đai, một con đường” là hai “cây cầu” lớn, “kết nối” Á - Âu, với một đầu là vành đai kinh tế Đông Á đầy năng động, một đầu là vành đai kinh tế châu Âu phát triển, giữa nó là các nước có tiềm năng kinh tế lớn. Điểm khởi đầu của hai “cây cầu” này đều xuất phát từ Trung Quốc, xuyên qua khu vực Trung Á và Đông Nam Á trọng yếu, đều là các thực thể kinh tế có quan hệ hợp tác truyền thống, bền chặt và hiệu quả – trong lịch sử cũng như hiện tại của Trung Quốc. Trung Quốc không ngừng nhấn mạnh nguyên tắc hợp tác “mở”, “hài hòa bao dung” của chiến lược “Một vành đai, một con đường”. Cũng có nghĩa, đây không phải là khung hợp tác loại trừ, mà là hợp tác xuyên khu vực, không phân biệt các quốc gia có thể chế chính trị và mô hình, trình độ phát triển khác nhau, không rào cản về đặc thù văn hóa dân tộc, “cầu đồng tồn dị”, bao dung độ lượng, chung sống hòa bình. Về lĩnh vực hợp tác, Trung Quốc đề xướng mô hình “ngũ thông”, trong đó chính sách thông thoáng là yếu tố đảm bảo quan trọng; đường sá liên thông là lĩnh vực ưu tiên; thương mại thông suốt là nội dung trọng điểm; tiền tệ lưu thông là trụ cột quan trọng và lòng dân thông hiểu là cội gốc xã hội.

 “Một vành đai, một con đường” được xem là chiến lược “Tây tiến” của Trung Quốc, với hai “dải lụa” nối thông châu Á với châu Âu, cả trên bộ lẫn trên biển, bằng các mối liên kết toàn diện, đa chiều và dài hạn. Với cơ chế hoạt động không “khắt khe” như các cơ chế hợp tác do Mỹ “cầm trịch”, hợp tác trong khuôn khổ “Một vành đai, một con đường” có thể giúp Trung Quốc gia tăng quan hệ với nhiều quốc gia khác nhau, kể cả những quốc gia có trình độ phát triển thấp, mở rộng và đi sâu phát triển ngoại giao láng giềng, thúc đẩy quan hệ nhiều mặt với các nước Đông Nam Á, từ đó mở rộng hệ thống các quốc gia thân tín. Điều này sẽ giúp Trung Quốc giảm tải được phần nào sức ép cạnh tranh từ phía Mỹ và đồng minh trong khu vực, con đường vươn lên vị thế dẫn dắt toàn cầu của Trung Quốc cũng sẽ rộng mở hơn.
1.      Sự cạnh tranh trong ràng buộc
Bàn về tính chất của quan hệ Trung-Mỹ, như đã phân tích ở trên, mặc dù đặc điểm chủ đạo của mối quan hệ nước lớn này vẫn là sự cạnh tranh chiến lược, sự đối kháng về địa chính trị do mối mâu thuẫn mang tính kết cấu giữa đương kim quốc gia bá chủ thế giới và một quốc gia đang đe dọa vị trí bá chủ này. Thế nhưng, mức độ phụ thuộc lẫn nhau giữa Trung Quốc và Mỹ lại rất lớn, bao trùm lên tất cả các lĩnh vực, liên quan đến việc giải quyết các vấn đề nội bộ hai nước và các vấn đề toàn cầu. Henry Kissinger đã khái quát mối quan hệ mật thiết này bằng cụm từ “cùng tiến hóa” (coevolution) trong cuốn Bàn về Trung Quốc(10) của ông. David Shambaugh lại định nghĩa đây là mối quan hệ “cạnh tranh mang tính hợp tác”(coopetition) và “cùng tồn tại mang tính cạnh tranh (competitive coexis-tence)(11). Zalmay Khalilzad thì cho rằng, đặc điểm của cặp quan hệ Trung - Mỹ là “tiếp xúc xen kiềm chế” (congagement). Để nhấn mạnh sự gắn kết mật thiết giữa hai thực thể kinh tế này, giáo sư sử học Niall Ferguson, trường Đại học Harvard đã “phát minh” ra cụm từ “Trung Quốc Mỹ” (Chimerica), hiện đang được sử dụng khá rộng rãi. Quả thực chỉ cần nhìn vào những con số hết sức trực quan, chẳng hạn mỗi ngày có khoảng hơn 9000 người đi lại giữa Trung Quốc và Mỹ, hiện tại có khoảng 150.000 lưu học sinh Trung Quốc đang học tập tại các trường đại học của Mỹ, hay hai quốc gia này có tới 169 cặp “thành phố kết nghĩa”, tại Trung Quốc hiện có khoảng 3 triệu người đang học tiếng Anh và ở Mỹ có tới 200.000 người đang nỗ lực trau dồi Hán ngữ… đã đủ thấy sự ràng buộc chặt chẽ giữa cặp nước lớn này.  Trung Quốc và Mỹ là bạn hàng lớn thứ nhất và thứ hai của nhau, Mỹ là nguồn đầu từ nước ngoài lớn nhất của Trung Quốc và Trung Quốc là “chủ nợ” lớn nhất của Mỹ. Nước Mỹ đã góp công trạng lớn đối với Trung Quốc trên con đường hiện đại hóa để thực hiện mục tiêu phục hưng dân tộc của mình (điều này ít được Trung Quốc nhắc tới) và nước Mỹ hiện cũng đang được hưởng lợi không ít từ nền kinh tế đầy sức sống Trung Quốc. Trong lịch sử, hai nước lớn chủ đạo thường chỉ tiến hành  hợp tác ở mức độ hết sức hạn chế,  mà cơ bản nằm trong trạng thái đối kháng, thù địch hoặc cùng tồn tại trong các cơ chế đa phương. Nhà ngoại giao kỳ cựu Kissinger đã khẳng định, mức độ phụ thuộc và ràng buộc lẫn nhau giữa hai nước lớn chủ đạo như Trung Quốc và Mỹ  là chưa từng có trong lịch sử. Việc Mỹ  quay lưng lại với chiến lược “Một vành đai, một con đường” và Trung Quốc vắng bóng trong hợp tác TPP đã thể hiện mâu thuẫn gia tăng trong nhận thức chiến lược về địa vị của bản thân mỗi nước tại châu Á, một bên là ước vọng “hướng Tây”, vươn tới vai trò “dẫn dắt” khu vực và thế giới, bằng chiến lược “Một vành đai, một con đường” của Tập Cận Bình; và một bên là quyết tâm “hướng Đông”, bằng chiến lược “tái cần bằng châu Á” của Chính phủ Obama, nhưng dù sao cũng không thể phủ nhận được tính chất “cạnh tranh trong ràng buộc” của cặp quan hệ nước lớn này.
Mục tiêu bản chất của chiến lược “Một vành đai, một con đường” chính là tạo dựng đầy đủ thế và lực cho Trung Quốc, nhằm cạnh tranh chiến lược “trở lại châu Á – Thái Bình Dương” của Mỹ, từng bước hiện thực hóa ý đồ “dẫn dắt” khu vực, lập lại trật tự thế giới.  Đây là sự tiếp nối của những cải cách kinh tế xã hội mạnh mẽ của Trung Quốc, thể hiện sự lớn mạnh trong tương quan lực lượng giữa Trung Quốc với Mỹ trên bản đồ chính trị thế giới, đồng thời cũng là một nhân tố quan trọng khiến cho quan hệ Trung - Mỹ được nâng cấp thành cặp quan hệ mang tính cạnh tranh toàn cầu. Những toan tính cạnh tranh giữa Trung Quốc và Mỹ, trong cả hai đại chiến lược “hướng Đông” và “hướng Tây” đều ảnh hưởng trực tiếp, mạnh mẽ đến Việt Nam. Bởi thế, khai thác tối đa những nhân tố tích cực và hạn chế thấp nhất những tác động tiêu cực từ mối quan hệ Trung – Mỹ, có lợi cho phát triển đất nước và an ninh chủ quyền lãnh thổ quốc gia là điều hết sức quan trọng mà Việt Nam cần tính đến, nhất là trong bối cảnh chúng ta phải cân nhắc chuẩn xác phạm vi và mức độ tham gia hợp tác “Một vành đai, một con đường”.   

TS. Hoàng Huệ Anh

Wednesday, November 22, 2017

One Belt One Road and East Africa: Beyond Chinese Influence

China Brief published on 10 November 2017 an article titled "One Belt One Road and East Africa: Beyond Chinese Influence" by Cobus van Staden, South African academic and journalist.

The author comments that One Belt One Road was articulated as a series of interlinked regional integrations that ultimately translate into a link with Beijing. He added that while Africa has enthusiastically done business with China over the last two decades, misgivings about the power imbalance between China and Africa remain. 


Publication: China Brief Volume: 17 Issue: 14
By: Cobus van Staden

In October the Chinese Communist Party enshrined Xi Jinping’s “One Belt, One Road Initiative” (OBOR) in its constitution. The move again demonstrates how the sweeping plan linking China and Europe via land and sea routes now is at the heart of China’s foreign policy and international development strategy. However, the project is not simply unidirectional. The Belt and Road Forum for Global Development held in Beijing in May gave China an opportunity to both present itself as part of a recently coined global community of countries along the trans-Eurasian route, and as a leader of that community. It offered China a chance to present a China-centered vision of globalization, clad in the rhetoric of mutual development.

The Western discussion of OBOR’s global impact has generally framed the initiative in terms of enhancing Chinese influence along the OBOR routes and globally. [1] In fact, concerns around the expansion of Chinese power via OBOR was said to have kept several leaders from attending the summit (FMPRC, May 11).

However, viewing OBOR as a vector of Chinese economic influence and soft power is justified does not tell the whole story. A Beijing-centered view of the initiative underplays its potential influence on regions along the route. OBOR is important not only because it might increase and channel Chinese influence through West Asia and the Indian Ocean basin, but also for the effect it might have on local and regional integration along the way. One of the less frequently discussed outposts of the OBOR route provides a useful illustration: East Africa. On official maps the 21st Century Maritime Silk Road only touches East Africa before turning towards Europe. However, this connection could have a significant impact on the region, both because of economic integration on a local level, and by forging connections between East Africa and neighboring regions. These integrations provide a useful example of the complexity of OBOR, and how its potential impact stretches beyond the specific issue of these regions’ connections to China.

OBOR, East Africa and the Nature of Local Integration

The southern leg of OBOR’s two westward routes, the 21st century Maritime Silk Road, is projected to reach Africa at the Kenyan port of Mombasa, where it meets a rail line inland to Nairobi. The sea route then proceeds northward towards the Suez Canal and Greece. The fact that the official map of OBOR presents Kenya’s landlocked capital Nairobi, rather than the harbor city of Mombasa, as a key node in the route points to the fact that OBOR is connecting to East Africa in a more complex way than meets the eye.

Nairobi is a regional node, thanks to a massive Chinese-funded railway and road network connecting Kenyan cities and extending towards other countries in the sub-region (AllAfrica, May 14). A line between Mombasa and Nairobi was completed in late May, and now carries 7,000 passengers per week (Xinhua, June 7). Another newly opened line links land-locked Ethopia’s capital Addis Ababa- with the port of Djibouti (Xinhua, October 5). When finished, the network will connect Kenya with Ethiopia, South Sudan, Uganda, Democratic Republic of Congo, Rwanda, and Burundi, as well as proving a link between Nairobi and the secondary port of Lamu. In the past, these kinds of developments have raised echoes of British colonial networks that funneled raw commodities out of Africa while undercutting local manufacturing with cheap imports. Kenyan President Uhuru Kenyatta pointed out during the OBOR summit that if Beijing’s “win-win strategy is going to work, it must mean that, just as Africa opens up to China, China must also open up to Africa”. The recent discovery of oil and gas deposits around the East African coast means that the extractive model will certainly be strengthened once OBOR routes are set up. [2] It is clear that it will take a massive effort from African governments to not remain locked in this cycle (Business Daily Africa, April 19).

However, unlike colonial networks, the connection between OBOR and Chinese-funded local networks will not only boost extraction through harbor-hinterland connections. They will also connect regional centers to each other. In this sense, OBOR could partly ease a problem that has bedeviled African development since the end of the colonial era. The lack of coherent trans-border infrastructure networks is the result of incoherent planning by different colonial rulers, resulting in truncated connections that make it extremely expensive to get both raw materials and manufactured goods from one African country to the other. The lack of network maintenance endemic to many African countries has exacerbated the problem. The UN notoriously estimated that it is less expensive to transport a car from Japan to Cote d’Ivoire than transporting that same car from Ethiopia to Cote d’Ivoire. [3] While the OBOR-related regional rail network does not wholly solve this problem, it certainly goes a long way towards softening its impact in East Africa. While the networks will channel more Chinese goods into Africa and more raw African commodities to China, it also has the potential to facilitate trade and shared manufacturing between different East African economies. In this sense, the OBOR initiative has the potential to achieve a certain amount of regional integration—a long-held ideal of African development.

The question then becomes to which extent these regional rail and logistics networks can be seen as strictly part of the OBOR network, considering that it was planned before the official announcement of the OBOR initiative in 2013. The project forms part of a Kenyan national development plan and memoranda of understanding approving sections of the network were already signed by representatives of the Kenyan and Ugandan governments in 2009. However, the network is also largely funded by loans from Chinese lenders and built by Chinese state-owned corporations (railway-technology.com, [accessed November 7]. Therefore, these rail lines are not clearly either a Kenyan or Chinese initiative, but rather a complex meshing of African development plans with larger Chinese initiatives. In this sense, OBOR presents an intriguing perspective on the sometimes highly unequal nature of south-south cooperation, and raises questions about the nature of African agency in the 21st century.

OBOR and East Africa’s Regional Connections

The complex enmeshing of African and Chinese agendas becomes clear in the case of Djibouti. The tiny country’s position at the entrance to the Gulf of Aden gives it clear strategic importance, and renting out territory for foreign military bases is a key part of Djibouti’s economy. Several countries, including France, Japan and the United States have bases in Djibouti. China has now joined them with its own base—its first overseas military base—only a few kilometers from the United States’ Camp Lemonnier (China Brief, July 21). The Chinese base will be a coordination center for a host of military operations that, while predating OBOR, will also crucially strengthen it. A notable example is the multilateral anti-piracy operations off the coast of Somalia, but it also includes peacekeeping in South Sudan (China Brief, August 22, 2016).

The combination of OBOR and the new military base has also opened new opportunities for Djibouti to restyle itself as a logistics center. The Chinese state-owned telecom China Telecom has recently chosen Djibouti has the site of a high-speed internet exchange, and Djibouti’s government has announced plans to build a large new airport with the stated intention of maximizing its proximity to the Middle East to compete with West Asian logistics hubs like Dubai (China Telecom, December 5; GlobalRiskInsights, December 5). [4] If successful, proximity to OBOR could allow Djibouti to extend beyond its role as host to foreign armies towards competing or cooperating with other East African logistics centers like Nairobi and Addis Ababa. This regional development can’t been seen apart from the Chinese state-owned companies’ role in expanding data and other networks along the OBOR route, offering African countries the chance to gain influence locally and regionally from China’s attempt to gain global influence (SCMP, December 2, 2016).

The rise of East Africa as a logistics hub is not surprising if one considers its geographical proximity to both the Middle East and Europe. If the 21st Century Maritime Silk Road becomes a reality, it will have the, perhaps inadvertent, effect of linking these nodes even more conclusively. Chinese investments in certain East African economies arguably already play that role. The most notable example of this is Ethiopia. Long a center for leatherwork, Ethiopia has increasingly played host to Chinese apparel and shoe manufacturers, motivated by rising labor costs in China and incentives offered by the Ethiopian government. Chinese investment in special economic zones co-developed by Chinese companies and the Ethiopian government is increasing. The key market for the goods produced in these zones is Europe, and OBOR-related shipping routes past Ethiopia towards the Suez Canal, and the rail link between Ethiopia and Djibouti will be key to the further development of this manufacturing economy. There are signs that European companies (for example the Swedish fast fashion brand H&M) are also starting to use Ethiopia as a manufacturing base for similar reasons.

Chinese capital was key to the development of these special economic zones, and Chinese companies moving towards offshoring in order to target Europe were key to the establishment of Ethiopia as a potential center of garment manufacture. If OBOR is completed as planned, it will arguably both increase Chinese influence on the macro level while integrating East Africa with closer hubs to the north and east.

Even the most ardent enthusiast might find it difficult to take some of the Chinese government’s rhetoric around OBOR’s global influence seriously. As Xi Jinping stated during his opening speech at the May OBOR Summit:

“We should build the Belt and Road into a road connecting different civilizations. In pursuing the Belt and Road Initiative, we should ensure that when it comes to different civilizations, exchange will replace estrangement, mutual learning will replace clashes, and coexistence will replace a sense of superiority” (Global Times, May 14).

However, the rhetoric also appeals to African countries in two key ways. In the first place, it touches on African perceptions that the West can only see Africa through strategic and aid lenses. Xi hinted at this perception in a reference to China’s choice to “not resort to outdated geopolitical maneuvering.” In the second place, OBOR rhetoric gives a central place to development. In the same speech, Xi stated bluntly that: “Development holds the master key to solving all problems” (Global Times, May 14). This resonates with African listeners, for whom systemic underdevelopment trumps many other concerns. It becomes even more powerful when that development is envisioned to take place on local, regional and transnational levels simultaneously.

Conclusion

From its earliest iterations, OBOR was envisioned as both connecting regional hubs to China and connecting them to each other. Since to its coining in 2013, Chinese government statements have consistently called for greater regional integration, and emphasized the provision of trans-frontier transportation and logistics networks as key to the entire project (NDRC, March 30, 2015). Even if one takes the often grandiose official OBOR rhetoric with a grain of salt, it is worth noting that the initiative was articulated as a series of “interlinked regional integrations that ultimately translate into a link with Beijing.

Seen from Western capitals, both might seem equally objectionable, but in the African context the difference is significant. While Africa has enthusiastically done business with China over the last two decades, misgivings about the power imbalance between the two remain. It is exactly in offering nested development opportunities on the local, regional and global levels, that OBOR really speaks to Africa. 

Notes

See for example: Joshua Kurlantzick, “China’s Soft Power Offensive, One Belt One Road, and the Limitations of Beijing’s Soft Power, Part 2” Council on Foreign Relations May 16, 2017 https://www.cfr.org/blog/chinas-soft-power-offensive-one-belt-one-road-and-limitations-beijings-soft-power-part-2
Augé, Benjamin, 2015.”Oil and gas in Eastern Africa: Current Developments and Future Perspectives.” French Institute of International Relations/OCP Policy Center. http://www.ocppc.ma/sites/default/files/OCPPC-Ifri-PN1502.pdf
Kimenyi, Mwangi S. et al, 2016. “Introduction: Intra-African trade in context” Brookings Africa Growth Initiative https://www.brookings.edu/wp-content/uploads/2016/07/01_intro_intra_african_trade.pdf 
According to unconfirmed reports from local officials, a Chinese company which was awarded a contract to build the airports has had the contract revoked, perhaps indicating between Chinese companies local governments. See Bloomberg, October 19, 2017.

Các dữ liệu thống kê (Biểu đồ) về Năng lượng, An ninh và Kinh tế Trung Quốc - châu Phi

The ChinaMed Observer recently summarized press reports from several countries in North and Northeast Africa concerning relations with China. They included future gas exports from Ethiopia via Djibouti to China. They also dealt with China-Egypt and Algeria-Egypt relations.

Gần đây, ChinaMed Observer đã tổng kết các báo cáo của nhiều nước ở Bắc và Đông Bắc Phi liên quan đến quan hệ với Trung Quốc, bao gồm cả xuất khẩu khí từ Ethiopia qua Djibouti sang Trung Quốc vài quan hệ giữa Trung Quốc-Ai Cập và Algeria-Ai Cập.


See at: https://www.chinamed.it/data.html

月我国对外非金融类直接投资简明统计 ( Thông tin Thống kê về đầu tư trực tiếp nước ngoài phi tài chính của Trung Quốc )

1. 2017年1-9月我对“一带一路”沿线国家投资合作情况
Tháng 1-tháng 9 năm 2017: Hợp tác đầu tư của tôi với các quốc gia theo sáng kiến đường và đường bộ

2017年1-9月,我国企业共对“一带一路”沿线的57个国家进行了非金融类直接投资96亿美元,同比下降13.7%,占同期总额的12.3%,主要流向新加坡、马来西亚、老挝、印尼、巴基斯坦、俄罗斯、柬埔寨等国家地区。

  对外承包工程方面,我企业在“一带一路”沿线61个国家新签对外承包工程项目合同3485份,新签合同额967.2亿美元,占同期我国对外承包工程新签合同额的57.5%,同比增长29.7%;完成营业额493.8亿美元,占同期总额的48.2%,同比增长7.9%。

Nguồn: http://www.mofcom.gov.cn/article/tongjiziliao/dgzz/201710/20171002661575.shtml

2. 2017年1-9月我国对外非金融类直接投资简明统计
Tháng 1 đến tháng 9 năm 2017: Thống kê  về đầu tư trực tiếp nước ngoài phi tài chính của Trung Quốc


  1-9月,我国境内投资者共对全球154个国家和地区的5159家境外企业新增非金融类直接投资,累计实现投资5304.7亿元人民币,同比下降39.9%(折合780.3亿美元,同比下降41.9%)。其中,股权和债务工具投资4386.9亿元人民币,同比下降44.7%(折合645.3亿美元,同比下降46.5%),占82.7%;收益再投资917.8亿元人民币,同比增长3.4%(折合135亿美元,与上年持平),占17.3%。

年度中国对外直接投资统计公报 (2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015, 2016Statistical Bulletin of China's Outward Foreign Direct Investment)

2010

9月6日,商务部、国家统计局、国家外汇管理局在第十五届中国国际投资贸易洽谈会新闻发布会上联合发布《2010年度中国对外直接投资统计公报》,正式公布2010年中国对外直接投资基本情况的统计和分析。《公报》分为中国对外直接投资概况、中国对外直接投资特点、中国对主要经济体的投资、对外直接投资者构成、对外直接投资企业地区和行业分布、综合统计数据等6个部分。 

  根据《公报》,2010年中国对外直接投资主要呈现以下特点: 

  第一,投资流量再创新高,跃居全球第五。2010年,中国对外直接投资净额(流量)为688.1亿美元,同比增长21.7%,连续九年保持增长势头,年均增速为49.9%。其中,非金融类601.8亿美元,同比增长25.9%;金融类86.3亿美元。根据联合国贸发会议《2011年世界投资报告》,2010年中国对外直接投资占全球当年流量的5.2%,位居全球第五,首次超过日本(562.6亿美元)、英国(110.2亿美元)等传统对外投资大国。 

  第二,投资存量突破3000亿美元,对大洋洲、欧洲存量增幅最大。截至2010年底,中国对外直接投资累计净额(下称存量)达3172.1亿美元,位居全球第17位。亚洲、拉丁美洲是存量最为集中的地区,分别为2281.4亿美元(占总存量的71.9%)和438.8亿美元(占13.8%),大洋洲、欧洲是存量增幅最大的地区,其中,在大洋洲的直接投资存量为86.1亿美元,是2005年末的13.2倍。对发达国家(地区)的投资存量占中国对外投资存量总额的 9.4%,较上年增加2个百分点。国有企业对外投资存量所占比重下降3个百分点,降至66.2%。 

  第三,投资覆盖率进一步扩大,行业多元而聚集度较高。至2010年末,中国在全球178个国家(地区)共有1.6万家境外企业,投资覆盖率达到72.7%,其中对亚洲、非洲地区投资覆盖率分别达90%和85%。中国对外直接投资覆盖了国民经济所有行业类别。绝大部分投资流向商务服务、金融、批发和零售、采矿、交通运输和制造六大行业,上述行业累计投资存量2801.6亿美元,占中国对外直接投资存量总额的88.3%。 

  第四,并购比重超四成,再投资比重上升。2010年,中国企业以并购方式实现的直接投资297亿美元,同比增长54.7%,占流量总额的43.2%。并购领域涉及采矿、制造、电力生产和供应、专业技术服务和金融等行业。中国境外直接投资的当期利润再投资240亿美元,较上年增长48.9%,所占流量比重由上年的28.5%上升到34.9%。 

  第五,对主要经济体的投资增幅较大,对欧投资流量翻番。2010年,中国对欧盟直接投资为59.63亿美元,同比增长101%;对东盟44.05亿美元,同比增长63.2%;对美国13.08亿美元,同比增长44%;对俄罗斯5.68亿美元,同比增长63%;对日本3.38亿美元,同比增长302%。 


  第六,地方对外投资持续活跃,西部地区增幅最大。2010年,地方非金融类对外直接投资流量达到177.5亿美元,同比增长84.8%,为2005年的8.6倍,创下连续8年保持快速增长的记录。浙江、辽宁、山东名列地方非金融类对外直接投资流量前三位。2010年,西部地区非金融类对外直接投资23.8亿美元,增幅高达107.1%,中部地区14.6亿美元,同比下降7.6%,其他地区139.1亿美元,同比增长102.4%。

2011

商务部、国家统计局、国家外汇管理局8月30日联合发布《2011年度中国对外直接投资统计公报》,共同发布中国全行业对外直接投资统计数据。 

  公报从中国的对外直接投资概况、中国对外直接投资的特点、中国对主要经济体的直接投资、中国境内投资者的构成、对外直接投资企业的分布、综合统计数据六个部分对中国对外直接投资进行阐述。 

  --2011年,中国对外直接投资净额(以下简称流量)746.5亿美元 ,较上年增长8.5%。截至2011年底,中国13500多家境内投资者在国(境)外设立对外直接投资企业(以下简称境外企业) 1.8万家,分布在全球177个国家(地区),对外直接投资累计净额(以下简称存量)4247.8亿美元。年末境外企业资产总额近2万亿美元。 

  --联合国贸发会议(UNCTAD)《2012年世界投资报告》显示,2011年全球外国直接投资流出流量1.69万亿美元,年末存量21.17万亿美元,以此为基期进行计算,2011年中国对外直接投资分别占全球当年流量、存量的4.4%和2%,2011年中国对外直接投资流量名列按全球国家(地区)排名的第6位,存量位居第13位。 

  --2011年金融类对外直接投资流量60.7亿美元,其中银行业金融类对外投资34亿美元,占56%。2011年末中国国有商业银行共在美国、日本、英国等32个国家和地区设有62家分行、32家附属机构,就业人数达3.3万人,其中雇佣外方员工3.2万人。 

  --2011年,中国非金融类对外直接投资685.8亿美元,同比增长14%;境外企业实现销售收入10448亿美元,较上年增长47.1%;境内投资者通过境外企业实现的进出口额1845亿美元,同比增长35%,其中:进口总值1257亿美元,同比增长25.2%,出口总值588亿美元,同比增长62%。 


  --2011年境外企业向投资所在国缴纳的各种税金总额超过220亿美元,年末境外企业就业人数达122万人,其中雇用外方员工88.8万人,来自发达国家的雇员有10万人。 

2011年中国对外直接投资流量主要有以下特点: 

  --增势强劲,再创新高;并购领域较为集中;利润再投资较上年实现小幅增长;对主要经济体投资快速增长,八成的投资流向发展中国家;行业分布广泛,流向交通运输业、金融业、商务服务业投资下降幅度较大;六成的投资流向中国香港、英属维尔京群岛、开曼群岛;从地区分布情况看,对欧洲、大洋洲、非洲的投资快速增长,对北美洲投资略有下降;地方对外投资活跃,增幅高于全国;在非金融类对外直接投资流量中,国有企业仅占55.1%。 

  2011年末中国对外直接投资存量的主要特点有: 

  --全球排名前进四位,与发达国家仍存在较大差距;投资存量遍布全球七成的国家(地区);行业继续多元,商务服务业、金融业、采矿业、批发和零售业、制造业、交通运输业形成中国对外直接投资的主要行业架构;存量的七成分布在亚洲地区;对发展中国家投资存量占89%,发达国家占11%;存量的国家聚集度较高;国有企业和有限责任公司占到近九成份额;地方占到非金融类存量的23.8%,广东、山东、浙江位列前三。 


  (公报全文已由中国统计出版社出版发行,联系方式请点击链接。) 

2012
9月9日,商务部、国家统计局、国家外汇管理局联合发布《2012年度中国对外直接投资统计公报》,正式公布2012年中国对外直接投资的年度数据。《公报》分为中国对外直接投资概况、中国对外直接投资特点、中国对主要经济体的投资、对外直接投资者构成、对外直接投资企业的地区和行业分布、综合统计数据等六个部分。

  根据《公报》,2012年中国对外直接投资主要呈现以下特点:

  一是投资流量逆势上扬,再创佳绩。2012年,在全球外国直接投资流出流量较上年下降17%的背景下,中国对外直接投资创下流量878亿美元的历史新高,同比增长17.6%,首次成为世界三大对外投资国之一。

  二是投资存量突破5000亿美元,但与发达国家仍有较大差距。截至2012年底,中国对外直接投资累计净额(存量)达5319.4亿美元,位居全球第13位。但与发达国家相比,由于中国对外直接投资起步较晚,仅相当于美国对外投资存量的10.2%,英国的29.4%,德国的34.4%,法国的35.5%,日本的50.4%。

  三是投资遍布全球近八成的国家和地区,投资存量高度集中。截至2012年底,中国1.6万家境内投资者在国(境)外设立对外直接投资企业(以下简称境外企业)近2.2万家,分布在全球179个国家(地区),覆盖率达76.8%;其中亚洲地区的境外企业覆盖率高达95.7%,欧洲为85.7%,非洲为85%。2012年末,中国对外直接投资存量高度集中,前20位的国家地区存量累计达到4750.93亿美元,占总量的89.3%。

  四是投资行业分布广泛,门类齐全,投资相对集中。2012年末,中国对外直接投资覆盖了国民经济所有行业类别,其中存量超过100亿美元的行业有:租赁和商务服务业、金融业、采矿业、批发和零售业、制造业、交通运输业/仓储和邮政业、建筑业,上述七个行业累计投资存量4913亿美元,占我国对外直接投资存量总额的92.4%。

  五是并购领域广,交易金额大。2012年,中国企业共实施对外投资并购项目457个,实际交易金额434亿美元,两者均创历史之最。其中,直接投资276亿美元,占63.6%,境外融资158亿美元,占36.4%。

  六是对美投资快速增长,流向英属维尔京、开曼群岛的投资大幅下降。2012年,中国对美国投资40.48亿美元,同比增长123.5%,美国成为继中国香港之后的中国第二大直接投资目的地。2012年,中国对外直接投资流向英属维尔京群岛、开曼群岛的投资共计30.67亿美元,较上年的111.45亿美元下降72.5%。

  七是境外企业对东道国税收就业贡献明显,对外投资双赢效果显著。2012年境外企业向投资所在国缴纳的各种税金总额达221.6亿美元,年末境外企业员工总数达149.3万人,其中雇用外方员工70.9万人,来自发达国家的雇员有8.9万人。


  (公报全文已由中国统计出版社出版发行,联系方式请点击链接。)

2013

9月9日,商务部、国家统计局、国家外汇管理局联合发布《2013年度中国对外直接投资统计公报》,正式公布2013年中国对外直接投资的年度数据。《公报》分为中国对外直接投资概况、中国对外直接投资特点、中国对主要经济体的投资、中国对外直接投资者构成、对外直接投资企业的地区和行业分布、综合统计数据等六个部分。

  根据《公报》,2013年中国对外直接投资主要呈现以下特点:

  一是投资流量首次突破千亿美元大关,蝉联全球第三大对外投资国。2013年,在全球外国直接投资流出流量较上年增长1.4%的背景下,中国对外直接投资流量创下1078.4亿美元的历史新高,同比增长22.8%,连续两年位列全球三大对外投资国。

  二是存量全球排名前进两位,投资覆盖国家地区更为广泛。截至2013年底,中国1.53万家境内投资者在国(境)外设立2.54万家对外直接投资企业,分布在全球184个国家(地区),较上年增加5个;中国对外直接投资累计净额(存量)达6604.8亿美元,较上年排名前进两位,位居全球第11位。

  三是除对欧洲地区投资下滑外,对其他地区均呈不同程度的增长。2013年,中国对欧洲地区的投资59.5亿美元,同比下降15.4%;对拉丁美洲、大洋洲、非洲、亚洲分别实现了132.7%、51.6%、33.9%、16.7%的较快增长;对北美洲投资较上年实现0.4%的微增长。

  四是投资涉及国民经济各行业,五大行业集中度超八成。截至2013年底,中国对外直接投资覆盖了国民经济所有行业类别,租赁和商务服务业、金融业、采矿业、批发和零售业、制造业,五大行业累计投资存量达5486亿美元,占我国对外直接投资存量总额的83%,当年流量占比也超过八成。

  五是并购领域多元,单项交易金额创历史之最。2013年,中国企业共实施对外投资并购项目424个,实际交易金额529亿美元,其中直接投资337.9亿美元,占63.9%;境外融资191.1亿美元,占36.1%。并购领域涉及采矿业、制造业、房地产业等16个行业大类。中国海洋石油总公司148亿美元收购加拿大尼克森公司100%股权项目,创迄今中国企业海外并购金额之最。

  六是地方企业对外投资稳步增长,非金融类投资存量地方企业占比首破三成。2013年,地方企业非金融类对外直接投资流量达364.15亿美元,同比增长6.5%,占全国非金融类对外直接投资流量的39.3%,广东、山东、北京位列前三。 截至2013年底,地方企业非金融类对外直接投资存量为1649亿美元,在全国占比首次突破三成,达到30.3%。

  七是非国有企业占比不断扩大,国有企业流量占比降至四成。截至2013年底,在非金融类对外直接投资5434亿美元存量中,国有企业占55.2%,非国有企业占比44.8%,较上年提升4.6个百分点。2013年,非金融类对外直接投资流量927.4亿美元,其中国有企业占43.9%;有限责任公司占42.2%,股份有限公司占6.2%,股份合作企业占2.2%,私营企业占2%,外商投资企业占1.3%,其他占2.2%。

  八是境外企业销售收入实现两位数增长,对东道国贡献突出。2013年,中国非金融类境外企业实现销售收入14268亿美元,较上年增长14.5%;2013年中国境外企业(含金融类)向投资所在国缴纳的各种税金总额达370亿美元,同比增长67%,2013年年末境外企业员工总数达196.7万人,其中直接雇用外方员工96.7万人,占49.2%;来自发达国家的雇员有10.2万人,较上年增加1.3万人。
    (公报全文已由中国统计出版社出版发行,联系方式请点击链接。)

2014

国务院新闻办公室于2015年9月17日举行新闻发布会,由商务部、国家统计局、国家外汇管理局联合发布《2014年度中国对外直接投资统计公报》,正式公布2014年中国对外直接投资的年度数据。《公报》分为中国对外直接投资概况、中国对外直接投资特点、中国对主要经济体的投资、对外直接投资者构成、对外直接投资企业的地区和行业分布、综合统计数据等六个部分。

  根据《公报》,2014年中国对外直接投资主要呈现以下特点:

  一是对外投资流量快速增长,与吸引外资规模首次接近。2014年,中国对外直接投资继续高速增长,创下1231.2亿美元的历史最高值,同比增长14.2%。自2003年中国发布年度对外直接投资统计数据以来,连续12年实现增长,2014年流量是2002年的45.6倍,2002-2014年的年均增长速度高达37.5%。2014年,中国对外直接投资与中国吸引外资仅差53.8亿美元,双向投资首次接近平衡。

  二是对外投资的存量规模不断扩大,首次步入全球前10行列。2014年末,中国对外直接投资存量8826.4亿美元,较上年末增加2221.6亿美元,占全球外国直接投资流出存量的份额由2002年的0.4%提升至3.4%,在全球分国家地区的对外直接投资存量排名中较上年前进3位,位居第8,首次步入全球前10行列。

  三是投资遍布全球近八成的国家和地区,投资地域高度集中。截至2014年底,中国1.85万家境内投资者设立对外直接投资企业近3万家,分布在全球186个国家(地区)。中国对外直接投资地域分布高度集中,2014年底对外直接投资存量前20位的国家地区存量占总量的近90%,对"一带一路"沿线国家的直接投资流量为136.6亿美元,占中国对外直接投资流量的11.1%。

  四是投资行业分布广泛,门类齐全,第三产业投资流量、存量均超七成。2014年,中国对外直接投资涵盖了国民经济的18个行业大类,按三次产业划分,投资流量占比分别为1.3%、25.3%和73.4%;2014年底三次产业存量占比分别为1%、24%和75%。投资存量规模超过1000亿美元的行业有4个,依次分别为:租赁和商务服务业、金融业、采矿业、批发和零售业,上述4个行业累计投资存量达6867.5亿美元,占我国对外直接投资存量总额的77.8%。

  五是并购项目亮点突出,但传统采矿领域交易金额大幅下降。2014年,中国企业共实施对外投资并购项目595起,实际交易总额569亿美元,其中直接投资324.8亿美元,占并购交易总额的57.1%。涉及制造业、农林牧渔业等领域的对外投资并购亮点突出。同时受大宗商品市场低迷等因素影响,采矿业并购金额虽仍保持首位,但从上年的342.3亿美元大幅下滑到179.1亿美元,同比下降47.7%。

  六是股权和收益再投资占八成,债务工具比重下降明显。2014年,中国对外直接投资流量中,股权和收益再投资共计1001.3亿美元,占到流量总额的81.3%;由于境外融资成本低于境内,企业通过境外融资再进行对外投资的活动日益增多,由境内投资主体直接给境外企业提供的贷款减少,债务工具投资较上年下降了40.7%。

  七是地方企业投资占比首次过半,超过中央企业和单位对外直接投资规模。2014年,地方企业非金融类对外直接投资流量达547.26亿美元,同比增长50.3%,占全国非金融类流量的51.1%,首次超过中央企业和单位对外直接投资规模。


  八是境外企业对东道国税收和就业贡献明显,对外投资双赢效果显著。2014年境外企业向投资所在国缴纳的各种税金总额达191.5亿美元,雇佣外方员工83.3万人,来自发达国家的雇员13.5万人,较上年末增加3.3万人。

2015
9月22日,商务部、国家统计局、国家外汇管理局联合在国务院新闻办新闻发布厅举行新闻发布会,发布《2015年度中国对外直接投资统计公报》,正式公布2015年中国对外直接投资的年度数据。《公报》分为中国对外直接投资概况、中国对外直接投资特点、中国对主要经济体的投资、中国对外直接投资者构成、对外直接投资企业的地区和行业分布和附表等六个部分。
  根据《公报》,2015年中国对外直接投资主要呈现以下特点:
  一是投资流量跃居全球第二,超过同期吸收外资规模,实现资本净输出。2015年,在全球外国直接投资流出流量1.47万亿美元,较上年增长11.8%的背景下,中国对外直接投资流量创下1456.7亿美元的历史新高,同比增长18.3%,超过日本成为全球第二大对外投资国。
  二是存量全球排名位居第八,境外企业资产总额超过4万亿美元。截至2015年底,中国2.02万家境内投资者在国(境)外设立3.08万家对外直接投资企业,分布在全球188个国家(地区);中国对外直接投资累计净额(存量)达10978.6亿美元,位居全球第8位,境外企业资产总额达4.37万亿美元。
  三是对外投资并购活跃,领域不断拓展。2015年,中国企业共实施对外投资并购579起,涉及62个国家(地区),实际交易金额544.4亿美元,其中直接投资372.8亿美元,占68.5%;境外融资171.6亿美元,占31.5%。并购领域涉及制造业、信息传输/软件和信息技术服务业、采矿业、文化/体育和娱乐业等18个行业大类。
  四是国家地区高度集中,对“一带一路”相关国家投资快速增长。2015年,流向中国香港、荷兰、开曼群岛、英属维尔京群岛、百慕大群岛的投资共计1164.4亿美元,占当年流量总额的79.9%。对“一带一路”相关国家的投资占当年流量总额的13%,高达189.3亿美元,同比增长38.6%,是对全球投资增幅的2倍。投资存量的八成以上(83.9%)分布在发展中经济体,在发达经济体的存量占比为14%,另有2.1%存量在转型经济体。
  五是投资涉及国民经济各行业,制造业、金融业、信息传输/软件和信息服务业等领域的投资大幅增长。2015年底,中国对外直接投资覆盖了国民经济所有行业类别,制造业、金融业、信息传输/软件和信息服务业同比分别增长了108.5%、52.3%、115.2%;租赁和商务服务业、金融业、采矿业、批发和零售业,四个行业的存量均超过千亿美元,合计占比达75.9%。
  六是新增股权投资首超六成,债务工具占比创历史新低。2015年对外直接投资流量中,新增股权投资967.1亿美元,占比达66.4%;收益再投资379.1亿美元,占26%;债务工具投资110.5亿美元,较上年占比减少一成,仅为7.6%。
  七是近八成的非金融类投资来自地方企业,上海、北京和广东位列前三。2015年,地方企业对外非金融类直接投资流量达936亿美元,同比增长71%,占全国非金融类对外直接投资流量的77%,上海、北京和广东位列前三。截至2015年底,地方企业对外非金融类直接投资存量达3444.8亿美元,在全国占比达36.7%,较上年增加5.1个百分点。

  八是境外企业对东道国税收和就业贡献明显,对外投资双赢效果显著。2015年我境外企业向投资所在国缴纳的各种税金总额达311.9亿美元,较上年增加62.9%;雇佣外方员工122.5万人,较上年末增加39.2万人。
2016

商务部、国家统计局、国家外汇管理局联合发布《2016年度中国对外直接投资统计公报》,正式公布2016年中国对外直接投资的年度数据。《公报》分中国对外直接投资综述、中国对外直接投资流量存量、中国对世界主要经济体的直接投资、中国对外直接投资者的构成、中国对外直接投资企业的构成和附表六个部分。

  根据《公报》,2016年中国对外直接投资主要呈现以下特点:

  一是对外投资流量蝉联全球第二,占比首次超过一成,连续两年实现双向直接投资项下资本净输出。2016年,在全球外国直接投资流出流量1.45万亿美元,较上年下降2%的背景下,中国对外直接投资流量创下1961.5亿美元的历史新高,同比增长34.7%,在全球占比达到13.5%。

  二是存量全球排名前进2位跃居第六,年末境外企业资产总额超过5万亿美元。截至2016年底,中国2.44万家境内投资者在国(境)外设立对外直接投资企业3.72万家,分布在全球190个国家(地区);中国对外直接投资累计净额(存量)达13573.9亿美元,在全球占比提升至5.2%,位居第六。

  三是对外投资并购活跃,数量金额创历史之最。2016年,中国企业共实施对外投资并购765起,涉及74个国家(地区),实际交易金额1353.3亿美元,其中直接投资865亿美元,占63.9%;境外融资488.3亿美元,占36.1%。并购领域涉及制造业、信息传输/软件和信息技术服务业、交通运输/仓储和邮政业等18个行业大类。

  四是国家地区高度集中,对美欧投资快速增长。2016年,流向中国香港、美国、开曼群岛、英属维尔京群岛的投资共计1570.2亿美元,占当年流量总额的80.1%。对美国直接投资169.81亿美元,同比增长111.5%;对欧盟投资99.94亿美元,同比增长82.4%。投资存量的八成以上(84.2%)分布在发展中经济体,在发达经济体的存量占比为14.1%,另有1.7%的存量在转型经济体。

  五是投资覆盖国民经济各行业,租赁和商务服务业、制造业、信息传输/软件和信息服务业等领域的投资快速增长。2016年底,中国对外直接投资覆盖了国民经济各个行业类别,租赁和商务服务业、制造业、信息传输/软件和信息服务业同比分别增长了81.4%、45.3%和173.6%;5个行业的投资存量超过千亿美元,分别是租赁和商务服务业、金融业、批发零售业、采矿业和制造业,5个行业的合计占比达79.7%。

  六是近六成投资形成境外企业股权,债务工具规模创历史极值。2016年对外直接投资流量中,新增股权投资1141.3亿美元,同比增长18%,占当年流量的58.2%;收益再投资306.6亿美元,占15.6%;债务工具投资513.6亿美元,是上年的4.6倍,占26.2%。

  七是八成以上非金融类投资来自地方企业,上海、广东和天津位列前三。2016年,地方企业对外非金融类直接投资流量达1505.1亿美元,同比增长60.8%,占全国非金融类对外直接投资流量的83%,上海、广东和天津位列前三。截至2016年底,地方企业对外非金融类直接投资存量达5240.5亿美元,在全国占比达44.4%,较上年增加7.7个百分点。

  八是境外企业对东道国税收和就业贡献明显,对外投资双赢效果显著。2016年我境外企业向投资所在国缴纳的各种税金总额近300亿美元,年末境外企业雇佣外方员工134.3万人,较上年末增加11.8万人。

2015年中国对外直接投资有6大特点 (Vào năm 2015, OFDI của Trung Quốc có sáu đặc điểm chính)

2016年9月22日,国务院新闻办公室举行《2015年度中国对外直接投资统计公报》(以下简称《统计公报》)有关情况发布会。商务部国际贸易谈判副代表张向晨表示,2015年中国对外直接投资主要有以下特点:
  一是投资流量跃居全球第二,超过同期吸引外资规模,实现资本净输出。
  二是存量全球排位居第八,境外企业资产总额超过4万亿美元。
  三是对外直接投资并购活跃,领域不断拓展。
  四是“一带一路”扎实推进,对相关国家投资快速增长。
  五是投资涉及领域广泛,国际产能和装备制造合作步伐加快。
  六是境外企业对东道国税收和就业的贡献增大,对外投资双赢效果显著。
  张向晨表示,从《统计公报》中还可以看出,2015年中国企业对外投资的国家和地区比较集中,流向中国香港、荷兰、开曼群岛、英属维尔京群岛、百慕大群岛的投资共计1164.4亿美元,占当年流量总额的79.7%。2015年,地方企业成为中国对外投资的主要力量。
  版权所有,转载请注明出处。

Các bài viết:

 2015年中国对外直接投资额创历史最高值
 2015年中国金融业对外直接投资净额增速迅猛
 2015年中国对外直接投资快速发展得益于4个因素
 中国企业海外投资安全有保障
 非公经济类企业成为中国对外投资的一支重要力量
 中国银行业跟进实体企业“走出去”需要一个过程
 中国企业海外投资并购增速快属正常现象

Zimbabwe: was Mugabe's fall a result of China flexing its muscle?


Xi shakes hands with Mugabe as he arrives on December 1 in Harare.

CNN posted on 18 November 2017 a story titled "The Chinese Connection to the Zimbabwe 'Coup'" by Ben Westcott and Steven George. The Guardian published on 17 November 2017 an article titled "Zimbabwe: Was Mugabe's Fall a Result of China Flexing Its Muscle?" by Simon Tisdall. 

China has a long-standing close relationship with Robert Mugabe, who met with President Xi Jinping as recently as January 2017. China has neither condemned nor made any comment on Mugabe's apparent removal from power. Zimbabwean armed forces chief, Constantino Chiwenga, was meeting in Beijing with China's defense minister just days before the event. Chiwenga is believed to have played a key role in the military's intervention. All of this has led to speculation about China's role in these developments. 


The 21st century’s new global superpower is not just Zimbabwe’s ‘all-weather friend’ and top trade partner, close ties go back to the 1970s liberation era
A visit to Beijing last Friday by Zimbabwe’s military chief, General Constantino Chiwenga, has fuelled suspicions that China may have given the green light to this week’s army takeover in Harare.

If so, the world may just have witnessed the first example of a covert coup d’etat of the kind once favoured by the CIA and Britain’s MI6, but conceived and executed with the tacit support of the 21st century’s new global superpower.

China, Africa’s biggest foreign investor, has more at stake in Zimbabwe, and more political influence, than any other state. This is largely due to its extensive investments in the mining, agriculture, energy and construction sectors. China was Zimbabwe’s top trade partner in 2015, buying 28% of its exports. But the Chinese connection is about more than money.

The pre-independence guerrilla force led to victory by Robert Mugabe, the 93-year-old Zimbabwean president detained by the military on Tuesday night, was financed and armed by the Chinese in the 1970s. Close ties have continued to the present day.

When the US and EU imposed sanctions after Zimbabwe’s 2002 elections, China stepped in, investing in over 100 projects. Beijing also blocked UN security council moves to impose an arms embargo and restrictions on regime figures.

Xi Jinping, China’s president, visited Zimbabwe in December 2015 and has since promised a massive $5bn (£3.8bn) in additional direct aid and investment. He described China as Zimbabwe’s “all-weather friend”.

Xi’s personal support extended to providing $46m towards building a new parliament in Harare. The Mugabe family is reported to have savings and property assets squirrelled away in Hong Kong, a favourite shopping destination for Mugabe’s wife, Grace.


Aware of criticism from Mugabe’s opponents that Beijing is propping up a despotic regime, China has used soft power tools to win over public opinion. This included a $100m medical loan facility in 2011 and the construction of a new hospital in rural Zimbabwe. In 2015, state-owned Power Construction Corporation of China signed a $1.2bn deal to expand Zimbabwe’s largest thermal power plant. Chinese investors have also bought into farms seized from their former white owners and given to Mugabe cronies who subsequently neglected them.

China’s big bet on Zimbabwe is not all staked on Mugabe and his faction in the ruling Zanu-PF party. Military-to-military cooperation has continued since independence in 1980. China financed and built Zimbabwe’s National Defence College and the People’s Liberation Army has helped train the Zimbabwean army.

Gen Chiwenga, the armed forces chief, has had regular contacts with Chinese counterparts, most recently with a military delegation that visited in December. China’s defence minister, Chang Wanquan, who met with Chiwenga in Beijing last Friday, visited Harare in 2015. Reports suggest Chiwenga’s backing was instrumental in this week’s military intervention.



The Chinese connection to the Zimbabwe 'coup'

(CNN)A visit by Zimbabwean army commander Constantino Chiwenga to China would not normally be seen as unusual, given Beijing's status as Zimbabwe's largest foreign investor and longtime ally.

But days after Chiwenga returned from a recent trip to meet senior Chinese military leaders, Harare was plunged into political chaos as the Zimbabwean military -- led by Chiwenga -- seized control and placed President Robert Mugabe under house arrest.

In that context, Chiwenga's visit to China has come under scrutiny, with speculation that he had sought Beijing's tacit approval for a possible move against Mugabe.
China's involvement in Zimbabwe stretches back to the 1970s, when Beijing covertly supplied ammunition and financing to Mugabe's guerrilla forces during the country's war of independence. In the intervening years, China has continued to provide financial and political support to the African nation, investing extensively across a range of sectors and helping to develop key infrastructure projects.

"Since Mugabe took power he has been consistently supported by the Chinese government. China has become the second largest trading partner with Zimbabwe and has invested very largely in the country," said Wang Xinsong, associate professor at Beijing Normal University School of Social Development and Public Policy. China would be very reluctant to see Zimbabwe fall into a period of social instability and political turmoil, he added.
But most observers say there is no way to know how involved China was in the apparent coup, or whether it received advanced warning. Cobus Van Staden, senior researcher on Foreign Policy at the South African Institute of International Affairs, described the possibility as a "billion dollar question."
"The fact there were these kind of visits to Beijing right before (the coup) certainly seems indicative of something, but who knows what that was?"
During Chiwenga's trip to China, he met with Central Military Commission member Gen. Li Zuocheng, according to a Chinese military press release, who told him Zimbabwe and China were "all-weather friends."
He also met with Chinese Defense Minister Gen. Chang Wanquan on November 10 in Beijing.
Chinese Foreign Ministry spokesman Geng Shuang told a press briefing on Thursday the visit was just a "normal military-to-military exchange" which had been planned in advance. "Since the defense ministry hosted him, I don't have other details," he said.

'China will never forget its old friend'

The military ties between the two countries extend beyond mere exchanges, however. According to leaked US diplomatic cables, since independence in 1980, the Zimbabwean government has purchased a range of military hardware from China, "including aircraft, armaments, air defense radars, and medical equipment." In addition, claim the cables, "China regularly sends technical military advisers to work with their Zimbabwean counterparts."
Zimbabwe's recently deposed Vice President Emmerson Mnangagwa, who was fired on November 7 by Mugabe in a move that likely triggered this week's apparent coup, was among the first Zimbabwean Zanu Party guerilla fighters to travel to China for military training.
More recently, China has helped finance and construct Zimbabwe's first highly specialized professional military college, Harare's National Defense College.
But it is 93-year-old Mugabe, now under house arrest, who has benefited most from China's unwavering support.
As Mugabe's relationship with the West began to deteriorate into the later part of the 1990s, he increasingly looked to his old ally China for economic and political assistance.

In 2015 alone, Chinese investment topped $450 million, accounting for more than half of all foreign investment into Zimbabwe.
"China is very loyal in this kind of way, they tend to stand by these long-time allies and every time someone like Mugabe would go to Beijing they'd roll out the red carpet," said Van Staden.

In January this year, Mugabe met with Chinese President Xi Jinping, where he was told by Xi, "China will never forget its old friend."
But writing in the influential state media tabloid Global Times on Friday, Wang Hongyi, an associate research fellow at the Institute of West-Asian and African Studies, said concerns had begun to grow over the long-term safety of Beijing's investment in its African partner.
"Chinese investment in Zimbabwe has also fallen victim to Mugabe's policy and some projects were forced to close down or move to other countries in recent years, bringing huge losses," said Wang. "Bilateral cooperation did not realize its potential under Mugabe's rule."
In the opinion piece, Wang said a change of government could be beneficial to China Zimbabwe relations. "Friendly ties will embrace new development opportunities," he said.

'Distant but friendly country'

Official Chinese channels are being more circumspect though, not picking one side over the other.
In a statement released after the apparent coup was under way, a Ministry of Foreign Affairs spokesman said China was "playing close attention" to the situation.

"We sincerely hope that the situation will remain stable in Zimbabwe and relevant affairs can be handled in a peaceful and proper way," the statement read.
"We will continue to develop friendly cooperation with Zimbabwe following the principle of equal and mutually beneficial cooperation with win-win results."
On Wednesday, an editorial published in the Global Times said no matter what, the Chinese government was unlikely to back down on its close relationship with Zimbabwe.
"China has played a positive and constructive role in Africa. The long-term friendship between China and Zimbabwe will transcend the internal disturbances in Zimbabwe," the editorial said.
"The Chinese public would like to see peace in that distant but friendly country."